Bệnh nhân đột quỵ tăng đột biến, bệnh viện quá tải

Lượng bệnh nhân đột quỵ gia tăng những ngày gần đây khiến phòng cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ quá tải, tăng gấp đôi so với số tiếp nhận trung bình theo dự kiến ban đầu.

Liên tiếp 3 ngày 6-7-8 tháng 6 lượt bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ tăng liên tục: 53, 37, 40 ca một ngày. Còn 3 ngày 11-12-13 tháng 6, các con số này là 55, 47, 60 ca. Trong khi đó, theo thiết kế ban đầu, phòng cấp cứu có thể tiếp nhận 23 bệnh nhân cùng lúc (bao gồm giường và băng ca).

Những người đến cấp cứu trong độ tuổi từ 48 – 82 tuổi, đa số là bệnh đột quỵ. Ngoài ra, còn có bệnh lý tim mạch, cơn đau thắt ngực, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, viêm phổi.

{keywords}
Giường bệnnh, băng ca kê san sát tại phòng cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, (tháng 6/2022)

TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ chia sẻ tình trạng người bị đột quỵ xuất huyết não ngày càng nhiều. Đây là một trong hai loại đột quỵ não, chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số ca đột quỵ hiện nay nhưng lại vô cùng nguy hiểm.

TS Cường cho biết ông thấy bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não tăng đột biến. Xuất huyết não rất khó tiên lượng, tử vong cao, tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu.

Nếu chảy máu ồ ạt bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng sau vài giờ. Thời gian vẫn là thứ quý giá nhất cho bệnh nhân đột quỵ. TS Cường cảnh báo nếu bạn có cơn đau đầu đột ngột không nên ngần ngại mà cần vào bệnh viện kiểm tra ngay.

Thậm chí, đột quỵ xảy ra cả ở gia đình người thân của các nhân viên y tế. Theo TS.BS Trần Chí Cường việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng, giúp mọi người hạn chế được nguy cơ tử vong cũng như di chứng nặng nề khi bị đột quỵ.

BS Cường cũng nhấn mạnh vai trò của việc tầm soát đột quỵ, giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ của đột quỵ (tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao,…) và phát hiện các bất thường của mạch máu để kịp thời can thiệp xử trí và phòng ngừa đột quỵ.

Thời tiết mùa hè, nắng nóng cũng là yếu tố bất lợi cho sức khỏe mọi người, nhất là nhóm trung niên, cao tuổi, vốn đã có trong mình nhiều yếu tố nguy cơ của đột quỵ, hay nhiều bệnh mạn tính khác.

Khánh Chi 

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Khó thở tưởng vì béo phì, hóa ra bị khối u hiếm gặp

Người đàn ông 30 tuổi khó thở kéo dài và ngày càng nặng hơn vì một khối u lớn, chèn kín đường thở.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Thải độc chì cho da mặt là trò bịp

Chuyên gia Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định trên da mặt không có chì để thải độc hay hút ra.

Suýt chết sau cơn đau tức ngực dữ dội

Người đàn ông bị đau dữ dội như có vật đè lên ngực, nôn ói nên được đưa đi cấp cứu. Bác sĩ phát hiện động mạch vành phải của bệnh nhân tắc hoàn toàn.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Mang khối u nặng 10kg nhưng tưởng béo bụng

Bà P. thấy bụng to bất thường, cứng nên được người nhà khuyên đi khám. Kết quả, bệnh nhân có khối u xơ nặng 10kg.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !