Bên trong 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà ở Hà Nội gồm những thuốc gì?
30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, mỗi trung tâm sẽ được cấp 200 túi thuốc (Cơ số 1 túi gồm Paracetamol 500mgx 20 viên; Vitamin C 500mg (hoặc Multivitamin) X 20 viên).
Cấp 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà cho 30 quận, huyện, thị xã
Sở Y tế Hà Nội sẽ phân bổ số lượng thuốc nhận được cho các Trung tâm y tế (TTYT) để cấp phát cho người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà. Theo đó, 30 TTYT quận, huyện, thị xã, mỗi TTYT sẽ được cấp 200 túi thuốc.
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn khẩn gửi TTYT quận, huyện, thị xã về việc phân bổ thuốc điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 (lần 1).
Cụ thể, Công văn nêu rõ, ngày 2/12/2021, UBND TP ban hành phương án cách ly, quản lý, theo dõi khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid- 19 trên địa bàn TP.
Hưởng ứng lời kêu gọi cùng chung tay phòng chống dịch của Sở Y tế Hà Nội, các DN sản xuất, kinh doanh dược đã tham gia ủng hộ các túi thuốc điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 như: Thuốc hạ sốt (Paracetamol 500mg), Vitamin C 500mg. Sở Y tế sẽ phân bổ số lượng thuốc nhận được cho các TTYT để cấp phát cho người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà.
Ảnh min hoạ |
Theo đó, 30 TTYT quận, huyện, thị xã, mỗi TTYT sẽ được cấp 200 túi thuốc (Cơ số 1 túi gồm Paracetamol 500mgx 20 viên; Vitamin c 500mg (hoặc Multivitamin) X 20 viên).
Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị khẩn trương liên hệ với Phòng Nghiệp vụ Dược - Sở Y tế để tiếp nhận số lượng thuốc đã được phân bổ. Các đơn vị tiếp nhận, bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng và đúng các quy định chuyên môn hiện hành.
Tiếp tục phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19
Đối với công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Sở Y tế cũng vừa có công văn số 21391/SYT-NVY về việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 lần thứ 4 gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115.
Theo hướng dẫn mới này, Hà Nội phân thành 3 tầng điều trị dựa theo mức độ lâm sàng và yếu tố nguy cơ.
Cụ thể: Tầng 1 dành cho trường hợp bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với mức nguy cơ trung bình.
Bệnh nhân gồm: Tuổi từ 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và đã tiêm đủ liều vắc xin; tuổi từ 3 tháng đến dưới hoặc bằng 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh nền, đã tiêm đủ liều vắc xin, không có triệu chứng cần can thiệp y tế.
Những trường hợp ở tầng này được điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tại quận, huyện); hoặc cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.
Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao.
Bệnh nhân gồm: từ 65 tuổi trở lên và đã tiêm đủ liều vacccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vắc xin, từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vắc xin; phụ nữ có thai và sinh con từ dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi.
Những trường hợp này điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2.
Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao.
Bệnh nhân gồm: Tuổi từ trên hoặc bằng 65 và chưa tiêm đủ liều vắc xin; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vắc xin; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa.
Những trường hợp này được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện trung ương.
Bệnh cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị đối với những trường hợp đặc biệt.
Cụ thể: Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Bắc Thăng Long; ở tầng 2 và tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện Trung ương.
Người bệnh đang điều trị HIV, Lao, cơ sở tiếp nhận điều trị ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Phổi Hà Nội; ở tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện Trung ương.
Người có bệnh lý tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội phối hợp) và bệnh viện trung ương.
Người bệnh mắc các bệnh lý chuyên khoa khác (như: Răng hàm mặt, mắt, tai mũi, họng…) cần can thiệp y tế, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện đa khoa tầng 2; cơ sở điều trị tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, các bệnh viện thường xuyên đánh giá diễn biến, mức độ lâm sàng, xét nghiệm của người bệnh Covid-19, chủ động chuyển người bệnh đến các cơ sở điều trị ở tầng thấp hơn tiếp tục quản lý, điều trị khi tình trạng ổn định; đồng thời ưu tiên bố trí giường bệnh tầng 2, tầng 3 để tiếp nhận người bệnh mới.
N. Huyền
Vì sao sống chung nhà với F0 vẫn âm tính, 3 trường hợp có thể xảy ra
Có nhiều người khi cả gia đình xét nghiệm dương tính nhưng riêng bản thân lại âm tính. Các bác sĩ cho rằng có 3 trường hợp có thể xảy ra.
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc sau tiêm chủng vắc xin Covid-19
Với bất cứ ai khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 đều có thể gặp phản ứng phụ như đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi… nhưng với bà bầu thì xử lý các biến chứng này như thế nào cho an toàn?
Phòng Covid-19, chị em mách nhau sắc xuyên tâm liên uống, bác sĩ khuyến cáo gì?
“Xuyên tâm liên + 5K, tránh tụ tập đông người nên cả họ nhà mình ở Sài Gòn và Hà Nội may mắn đến giờ chưa ai bị đánh số F0”.