Bé 10 tuổi bị chó cắn nát mặt

Với tổn thương nghiêm trọng trên môi, má, mắt, ngách tiền đình… bệnh nhi được tiêm phòng dại, phẫu thuật cấp cứu rồi tiếp tục chuyển lên tuyến trung ương .

Tối  8/12, bệnh nhi T.L.H. 10 tuổi, trú tại An Tường, TP. Tuyên Quang được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Tuyên Quang cấp cứu trong tình trạng mặt có nhiều vết thương hở phức tạp vùng mặt phải.

Gia đình bệnh nhi cho biết, bé H. vô tình bị chó đang chửa nhà bác cắn. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã đưa cháu đến bệnh viện tuyến dưới và được chuyển tuyến ngay đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Ngay khi nhập viện, kíp trực cấp cứu đã thăm khám, tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho bệnh nhi, đồng thời làm các xét nghiệm cấp cứu và có chỉ định phẫu thuật ngay.

{keywords}
Bệnh nhi với khuôn mặt bị chó cắn nát được đưa đến viện cấp cứu 

Thạc sỹ Bác sỹ Vương Ngọc Thìn - Phó trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Bệnh nhi H. có nhiều vết thương phức tạp trên mặt, sâu rộng đến các tổ chức bên dưới da, trong đó có tổn thương đứt lệ đạo phải.

 Kíp mổ Khoa RHM đã phối hợp với khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức thực hiện gây tê cầm máu, vệ sinh và cắt lọc vết thương phần mềm vùng môi trên, má phải, gò má phải đuôi mắt phải, mi mắt phải, ngách tiền đình hàm trên; Vệ sinh, bơm rửa và khâu phục hồi vết thương cho bệnh nhi.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi tiếp tục được chuyển tuyến về Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ bị chó cắn, đối với vết thương nhỏ cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70%.

Đối với vết thương lớn và phức tạp cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra và được Bác sỹ tư vấn tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc bôi, đắp vào vết thương, không tự chữa ở nhà cho trẻ.

N. Huyền 

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !