Bất kể kết quả nào của cuộc bầu cử Mỹ đều không có lợi cho Nga?
Theo nhận định của nhà báo Clara Ferreira Marques trên Bloomberg, dù kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 như thế nào, Moscow cũng sẽ không được hưởng lợi.
“Có lẽ kết quả bầu cử Mỹ tốt nhất cho Moscow sẽ là một kết quả gây tranh cãi, sau đó là một phiên tòa kéo dài”, bà Marques cho biết.
Theo các cơ quan tình báo Mỹ, trong cuộc bầu cử tổng thống, Điện Kremlin đã cố gắng lật ngược cán cân bầu cử về phía Tổng thống Trump với sự trợ giúp của các cuộc tấn công mạng và tin tức giả mạo lan truyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, ông Marques cho rằng, sự thật cay đắng là nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump đã không mang lại cho Moscow những lợi ích như mong đợi.
“Nga coi ông Trump là kiêu ngạo và thậm chí đủ dẻo dai để làm việc với ông để điều chỉnh quan hệ giữa các nước, nhưng vào năm 2020 không còn ảo tưởng như vậy. Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, một hệ thống trừng phạt đã được đưa ra khiến nền kinh tế Nga gặp khó khăn. Washington đã ngăn cản Moscow bảo vệ lợi ích năng lượng ở châu Âu và hơn nữa, Mỹ cố gắng rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí mà Nga muốn duy trì”, nhà báo Marques giải thích.
Mặc dù, Tổng thống Mỹ bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông Putin, nhưng những cuộc nói chuyện như vậy không đủ để giúp Điện Kremlin. Trên thực tế, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ giữa Nga và Mỹ chưa bao giờ tồi tệ như lúc này.
Đương kim Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa và ứng viên đảng Dân chủ cựu Phó Tổng thống Joe Biden trong buổi tranh luận. (Ảnh: Reuters) |
Theo nhà báo Marques, bất kể kết quả của cuộc bầu cử tháng 11 như thế nào, nó sẽ không mang lại lợi ích cho Moscow. Lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ và một số lượng lớn các biện pháp trừng phạt sẽ ngăn cản sự nới lỏng căng thẳng với Nga trong mọi trường hợp. Có lẽ kết quả bầu cử tốt nhất cho Moscow sẽ là một kết quả gây tranh cãi, sau đó là một phiên tòa kéo dài.
Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng những cáo buộc về gian lận phiếu bầu của ông Trump có tác dụng với Nga, vì chúng làm suy yếu niềm tin vào các hệ thống dân chủ.
Trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe lên tiếng cáo buộc Nga và Iran đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Lời cáo buộc của ông Ratcliffe được đưa ra tại một cuộc họp báo có cả sự góp mặt của Giám đốc Cục điều tra liên bang (FBI) Chris Wray.
Các quan chức hàng đầu của Mỹ cho rằng một số thế lực bên ngoài đang tìm cách làm suy yếu lòng tin của người Mỹ vào tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu và lan truyền thông tin sai lệch nhằm làm thay đổi kết quả bỏ phiếu.
“Chúng tôi xác nhận việc một số thông tin đăng ký cử tri đã được Iran và Nga thu thập”, ông Ratcliffe nói. Hầu hết thông tin đăng ký cử tri là công khai. Tuy nhiên, ông Ratcliffe nói rằng các quan chức chính phủ “đã phát hiện việc Iran gửi các email giả mạo được thiết kế để đe dọa cử tri, kích động bất ổn xã hội và gây thiệt hại cho Tổng thống Trump”.
Ông Ratcliffe cho biết các thư điện tử giả mạo nêu trên được thiết kế trông giống như email được gửi từ nhóm cực hữu Proud Boys ủng hộ ông Trump. Iran cũng phát tán video ngụ ý rằng mọi người có thể gửi những lá phiếu gian lận, kể cả từ bên ngoài nước Mỹ.
Cơ sở liên quan tới tên lửa S-300 của Nga bị Mỹ ‘giáng đòn’
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt với một viện nghiên cứu ở Nga vốn tham gia phát triển tên lửa S-300 trước cáo buộc liên quan tới mã độc Triton.
Thanh Bình (lược dịch)