Bắt cóc ở Australia: Xác nhận được hung thủ, giải cứu thêm con tin
Cảnh sát Australia đã đột nhập vào bên trong quán cà phê, giải cứu tất cả con tin bên trong. Một vài người trong số đó đã bị thương và phải được đưa đi bằng cáng cứu thương. Số phận của kẻ bắt cóc hiện vẫn chưa rõ.
Kẻ bắt cóc có tên là Man Haron Monis, 49 tuổi, là dân tị nạn chính trị ở Australia vào năm 1996, được luật sư cũ miêu tả là một người khá cô lập.
![]() |
Man Haron Monis - kẻ bắt cóc tại quán cà phê Lindt. |
Lúc cuộc giải cứu diễn ra, trung tâm thành phố Sydney m bị phong tỏa và cảnh sát đã bao vây quán cà phê, tiếp tục đàm phán với kẻ cầm súng. Một vài con tin được cho là đã thoát thân sau khi 5 người đầu tiên ra được bên ngoài.
Một lá cờ màu đen (giống với cờ của Nhà nước Hồi giáo IS) đã được treo trên cửa sổ quán cà phê. Hiện vẫn chưa rõ số lượng con tin còn ở bên trong quán cà phê. Quán này nằm ở khu Martin Place, một khu mua sắm sầm uất tại trung tâm tài chính ở Sydney.
Có vẻ như kẻ bắt cóc đã ép 3 con tin bên trong nghe theo điều kiện của hắn, bắt họ đứng cạnh một lá cờ đen và ép họ đọc yêu sách qua camera.
![]() |
Lá cờ đen được treo trên cửa số quán cà phê. |
Thủ tướng Australia Tony Abbott nói rằng sự việc này “là một cú sốc trầm trọng” khi có người đang bị “bắt làm con tin bởi một kẻ có vũ trang hành động vì mục đích chính trị”.
Monis tự coi mình là một tu sĩ theo đạo Hồi. Hắn hiện đang được tại ngoại do phạm tội đồng lõa mưu sát vợ cũ của mình và đang phải đối mặt với hơn 40 cáo buộc tội danh quấy rối tình dục. Hắn cũng đã bị buộc tội gửi những bức thư có nội dung xấu đối với các gia đình có thân nhân là binh sĩ Australia đã hy sinh.
Luật sư cũ của Monis, Manny Conditsis, cho biết: “Ý thức hệ của anh ta mạnh mẽ và cứng rắn đến nỗi nó làm che mờ những cảm giác thường thức và lý trí của bản thân”.
Đã có báo cáo cho thấy một kẻ bắt cóc yêu sách phải được cung cấp cờ của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), theo BBC đưa tin.
![]() |
Vị trí của quán cà phê Lindt tại Sydney, Australia. |
Ngay sau khi vụ bắt cóc con tin diễn ra, những người bên trong được cho là nhân viên của quán với gương mặt hoảng loạn có thể được thấy đang giơ một lá cờ đen khẳng đinh lòng tin Hồi giáo bằng tiếng Ả Rập. Tuy vậy, đây không phải là cờ của IS.
Hãng thông tấn BBC cũng chưa nhận được lời tuyên bố nhận trách nhiệm từ IS hay bất kỳ các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan nào khác.
Một số hãng tin cho biết, kẻ bắt cóc đã liên lạc với họ để đưa ra yêu sách, song cảnh sát đã yêu cầu truyền thông không được đưa tin. Trong khi đó, khi trời tối dần, đèn bên trong quán cà phê đã bị tắt.
![]() |
Cảnh sát đang nỗ lực thương thuyết nhằm giải cứu các con tin bên trong quán. |
Vụ việc xảy ra khi người dân đi làm sớm tại Martin Place vào sáng thứ Hai ngày 15/12. Nhân chứng cho biết, một người đàn ông với một khẩu súng đã bước vào một quán cà phê Lindt.
Theo công ty Lindt, khoảng 10 nhân viên và 30 khách đã ở trong quán vào thời điểm đó. Các văn phòng ở gần đó đã được sơ tán.
Sáu giờ sau khi vụ bắt cóc diễn ra, người dân đã thấy 3 người chạy ra khỏi quán. Một giờ sau, 2 người nữa cũng đã thoát ra an toàn. Cảnh sát sẽ thẩm vấn họ sau khi đã xác nhận tình hình sức khỏe của các nạn nhân.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.