Bài 1: Xây đập ngăn mặn sông Cầu Đỏ, Đà Nẵng sẽ có nguy cơ uống nước nhiễm độc?

Hay tin chính quyền Đà Nẵng đang xem xét việc xây đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ để đảm bảo nguồn nước thô cho Nhà máy nước Cầu Đỏ, Nhà máy nước Sân Bay xử lý và cung cấp cho người dân TP, chuyên gia Huỳnh Vạn Thắng đã lên tiếng cảnh báo các nguy cơ!

Như tin đã đưa, trước tình trạng nước sông Cầu Đỏ liên tiếp bị nhiễm mặn, dẫn tới thiếu nước sinh hoạt cung cấp cho TP, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã đề nghị xây dựng công trình ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ để kịp thời bổ sung nguồn nước thô cho Nhà máy nước (NMN) Cầu Đỏ và NMN Sân Bay sau khi nâng cấp.

Chuyên gia Huỳnh Vạn Thắng (nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng) trả lời phỏng vấn báo Infonet chiều 14/11 (Ảnh: HC)

Tuy nhiên trao đổi với PV Infonet chiều 14/11, ông Huỳnh Vạn Thắng (nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng, chuyên gia về các lĩnh vực tài nguyên nước, thủy lợi, phòng chống lụt bão…) đã nêu ra hàng loạt nguy cơ sẽ xảy đến nếu Đà Nẵng tiến hành xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ, nhất là nguy cơ khiến người dân TP này phải “uống nước bị nhiễm độc”!

PV: Là chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực tài nguyên nước, thủy lợi, phòng chống lụt bão… ở khu vực miền Trung, từng là lãnh đạo Sở NN&PTNT Đà Nẵng, ông nghĩ gì về việc TP dự định xây đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ?

Ông Huỳnh Vạn Thắng: Trước hết, tôi khẳng định nguồn nước sông Vu Gia tại thượng lưu đập An Trạch để cấp nước sinh hoạt cho Đà Nẵng là không thiếu. Tuy nhiên những năm hạn nặng do biến đổi khí hậu và nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp lớn thì TP nên làm việc với Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT và tỉnh Quảng Nam, đề nghị các thủy điện ở thượng nguồn tăng cường xả nước và đặc biệt là cho phép nâng cao đỉnh đập điều tiết trên sông Quảng Huế để tăng lưu lượng nước sông Vu Gia về sông Ái Nghĩa, sông Yên, sông Lạc Thành…

Còn với việc xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ, cách đây 18 năm, do bị cắt dòng để xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 ở thượng nguồn (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) nên phần lớn nước sông Vu Gia bị chuyển về sông Thu Bồn, còn phần chảy về sông Hàn rất ít. Lúc đó, lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng đã họp với các sở, ngành, địa phương, chuyên gia để bàn có nên xây đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ hay không?

Sau khi lắng nghe các ý kiến, lãnh đạo TP đã quyết định không xây đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ, mà xây trạm bơm phòng mặn An Trạch, đưa nước sông Vu Gia trước đập dâng An Trạch về NMN Cầu Đỏ để xử lý, cung cấp cho nhu cầu của người dân Đà Nẵng. Đến bây giờ, tôi vẫn khẳng định đó là một quyết định rất đúng đắn của lãnh đạo TP.

Nếu xây đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ (cách cầu Đỏ khoảng 300m và cách NMN Cầu Đỏ khoảng 200m về phía thượng lưu) sẽ ngăn sông lại, dẫn tới xói lở phía sau đập, nâng nước lên ở phía trước đập gây thêm ngập lụt ở phía thượng lưu, xói lở bờ sông. Môi trường sinh thái trên sông Cầu Đỏ ở khu vực này sẽ bị cưỡng bức thay đổi, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt do đàn cá không di cư được sẽ dần biến mất, gây ảnh hưởng tới sinh kế của rất nhiều người.

PV: Nhưng liệu với chỉ chừng đó lý do thì có nên tiếp tục không xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ, bởi sau 18 năm thì tình hình có lẽ đã có nhiều đổi khác, thưa ông?

Đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ dự định xây dựng cách cầu Đỏkhoảng 300m và cách Nhà máy nước Cầu Đỏ khoảng 200m về phía thượng lưu (Ảnh: HC)

Ông Huỳnh Vạn Thắng: Xây đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ không chỉ gây ra những ảnh hưởng về môi trường, hệ sinh thái đối với khu vực mà còn có những ảnh hưởng khác nữa ở quy mô rộng lớn hơn rất nhiều. Trong đó nổi lên mấy vấn đề rất quan trọng mà càng theo thời gian thì nguy cơ càng lớn.

Thứ nhất, theo quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì vùng đô thị Tây Nam của TP gồm có Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Nhơn. Nếu khu vực này hình thành vùng đô thị thì nước thải đô thị sẽ xả xuống sông Yên (hạ lưu của đập phòng mặn An Trạch) và sông Túy Loan.

Chỉ riêng chuyện đó thôi sẽ không giải quyết nổi. Vì nước thải đô thị xả xuống thì không ai chịu nổi được, không có cách gì để xử lý được hết chứ đừng tưởng có thể thu gom được. Mưa nhỏ thì còn giữ lại nước thải đô thị để thu gom, xử lý nhưng gặp trận mưa vừa vừa thì không thể thu gom được nữa vì lúc đó lượng nước lớn hơn hẳn so với thiết kế thu gom nước thải, nên nó sẽ hòa với nước thải rồi chảy ra sông Cầu Đỏ. Thứ nước đó không thể sử dụng làm nguồn nước thô cho NMN Cầu Đỏ được!

Thứ hai, hiện trên lưu vực này có sân golf Bà Nà, và sắp tới đây còn có thêm sân golf Hòa Phú – Hòa Phong. Với hai sân golf lớn này, lượng hóa chất độc hại là vô cùng nguy hiểm. Với sân golf không thể dùng phân bón hữu cơ vì sẽ làm tơi xốp mặt sân, không đạt chỉ tiêu cho trái golf lăn. Vì vậy người ta phải dùng phân bón hóa học.

Đặc biệt, ở các sân golf, người ta sử dụng định kỳ thuốc trừ sâu để phòng ngừa (chứ không phải như nhà nông khi thấy có sâu bệnh mới phun thuốc); chưa kể nếu cỏ sân golf bị sâu bệnh thì còn phải phun thuốc dập dịch. Tất cả những thứ đó, một là sẽ đi theo đường nước mưa chảy xuống sông Túy Loan, về sông Cầu Đỏ; hai là  các loại hóa chất độc hại này còn theo đường nước mưa, nước tưới cỏ  ngấm xuống đất, rồi theo nước ngầm chảy ra các khe, suối và cuối cùng cũng chảy về sông Cầu Đỏ. Mình lấy nước đó uống thì quá nguy hiểm!

Thứ ba, theo quy hoạch, sắp tới TP Đà Nẵng sẽ đóng cửa bãi rác Khánh Sơn và đưa vào khu xử lý chất thải rắn Hòa Nhơn. Mà từ Hòa Nhơn thì tất cả nước thải đều chảy, đổ về sông Túy Loan. Cùng với đó, KCN Hòa Ninh đang quy hoạch 400ha, KCN Hòa Nhơn 400ha, rồi Hòa Khương, Hòa Phong dự trữ cho công nghiệp lên tới một nghìn mấy ha.

Các thứ này cũng đều xả nước về sông Túy Loan. Mà sông Túy Loan thì, nếu xây đập ngăn mặn chặn ở Cầu Đỏ tức là lấy nước sông Túy Loan để cung cấp cho người dân Đà Nẵng uống. Hết sức nguy hiểm. Vì vậy, tôi khẳng định không nên xây đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ!

(Còn tiếp)

HẢI CHÂU

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.