Bác sĩ tim mạch ám ảnh bệnh nhân hậu Covid-19 nằm trên sàn, vệ sinh không kiểm soát

Chỉ trong vòng 3 ngày bác sĩ chứng kiến 2 bệnh nhân trẻ mới khỏi Covid được 2 tuần, một người thoát chết còn một người thì tử vong.

"Đã một tiếng trôi qua nhưng hình ảnh và tiếng gào khóc của người vợ bệnh nhân và đứa con vẻ mặt ngây thơ nằm ôm lấy thi thể bố mà không hề biết bố mình đã ra đi mãi mãi. Hình ảnh ấy ám ảnh tâm trí tôi".

Đó là dòng trạng thái chia sẻ của Bác sỹ Đào Huy Hiếu, thành viên nhóm Bác sỹ Quân y tham gia hỗ trợ tại nhà cho F0, người từng có thời gian hơn 2 tháng tham gia hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trước ca bệnh mà anh tham gia cấp cứu vào chiều muộn ngày 7/4.

Sự việc xảy với diễn biến rất nhanh, dù BS Huy Hiếu nỗ lực cấp cứu nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.

Bác sỹ Hiếu bày tỏ, chỉ trong vòng 3 ngày tôi đã chứng kiến 2 trường hợp bệnh nhân rất trẻ tuổi, đều chung tiền sử bệnh là mới khỏi Covid được 2 tuần. Bệnh nhân trước 25 tuổi may mắn hơn thoát chết nhờ đi khám.

“Nhưng bệnh nhân hôm qua sinh năm 1984 thì xấu số hơn mọi nỗ lực của nhân viên y tế đã không thể cứu được”, bác sĩ trẻ này trùng giọng.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Theo đó, khoảng 19g45 ngày 7/4, khi bác sỹ Hiếu vừa dứt trận đá bóng ở sân thì một cuộc điện thoại thất thanh của chị hàng xóm “A lô em đang ở đâu đấy?. Khu mình có người nặng lắm, em về ngay nhé”.

Lúc ấy, mồ hôi ướt đẫm bác sỹ Hiếu cùng một đồng nghiệp hay đá bóng với nhau đã lao về trong vòng khoảng 7 phút. Vào nhà bệnh nhân, chứng kiến bệnh nhân nằm trên sàn nhà và đã tiểu ra quần.

Bác sỹ Hiếu kiểm tra mạch cảnh không bắt được. Lúc này bệnh nhân đã hoàn toàn mất ý thức, ngừng thở, đồng tử giãn tối đa.

Lập tức các kỹ thuật hồi sinh tim phổi: Ép tim và thổi ngạt được thực hiện. Đồng thời bác sỹ Hiếu quay sang giải thích gia đình là bệnh nhân đã tử vong.

Khoảng 2 phút sau thì xe cấp cứu 115 cũng đến. Bệnh nhân được đặt nội khí quản và bóp bóng ngay, cùng đó là dùng Adrenalin ngay lập tức.

“Biết rằng những cố gắng hầu như là vô vọng nhưng nghe tiếng gào khóc của vợ bệnh nhân và ánh mắt đứa con thơ, cả kíp không đành lòng buông xuôi. 45 phút trôi qua bệnh nhân vẫn không có mạch, cả kíp biết rằng cơ hội hầu như đã chấm dứt", bác sỹ Hiếu trải lòng.

Theo bác sĩ Hiếu, trường hợp bệnh nhân này đã khỏi Covid-19 được 2 tuần, căn cứ vào các triệu chứng như trên khả năng người bệnh bị huyết khối (đông máu) do nhiễm Covid-19.

Huyết khối có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí mạch nào nhưng diễn biến nhanh và đột ngột thì hay gặp ở phổi và tim.

Khi huyết khối ở phổi nếu không phát hiện sớm và xử trí, cục máu đông có thể gây hoại tử mô phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Các bác sĩ cũng nhấn mạnh, đối với biến chứng bệnh tim mạch hậu Covid-19 có thể xảy ra trên cả những người có sẵn bệnh nền và người khỏe mạnh, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy, có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra cục máu đông, trong đó, có nguyên nhân liên quan đến bệnh lý như: Xơ vữa động mạch, rung tâm nhĩ, tiểu đường, ung thư, hút thuốc nhiều...

Đông máu có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như đã nêu trên có thể làm tăng tỷ lệ rủi ro.

Từ trường hợp đáng tiếc trên, bác sỹ Hiếu khuyến cáo, trong y học cùng một mặt bệnh nhưng mỗi người khác nhau sẽ khác nhau và không ai giống ai. Người ta khỏi không chắc mình đã khỏi. Người ta không sao thì cũng chưa chắc mình không sao.

"Mong mọi người đừng chủ quan với Covid-19. Chúng ta không bi quan nhưng đừng chủ quan, nhất là với những người có các triệu chứng kéo dài như ho, khó thở, nhịp tim nhanh", bác sỹ Hiếu nói.

N. Huyền 

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !