Anh em ông Trầm Bê 2 năm liền không nhận thù lao từ bệnh viện thua lỗ

Trong số 3 anh em trai Trầm Bê – Trầm Sê – Trầm Đê thì ông Trầm Đê không có tên trong HĐQT hay ban lãnh đạo của BV Triều An, còn ông Trầm Sê vẫn là Trưởng BKS.

Số lượt khám chữa bệnh giảm mạnh hai năm liền

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An (BV Triều An), HĐQT và ban kiểm soát (BKS) thống nhất không nhận thù lao năm năm 2022 do xác định ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 còn kéo dài. Như vậy, đây là năm thứ hai liên tiếp các thành viên HĐQT và BKS của BV Triều An không nhận thù lao.

Cùng với đó, các cổ đông cũng không được nhận cổ tức năm 2021 do lợi nhuận sau thuế âm.

Theo báo cáo tài chính năm 2021, bệnh viện đạt doanh thu 381,82 tỷ đồng (năm 2020 là 539,56 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế âm 26,8 tỷ đồng (năm 2020 lãi sau thuế 31,04 tỷ đồng).

BV Triều An có trụ sở tại TP.HCM, hoạt động khám chữa bệnh năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Do thành phố thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong 3 tháng 7-8-9 nên số lượt khám chữa bệnh giảm mạnh.

Cụ thể như, số ca cấp cứu giảm 36% so với năm 2020, số ca khám bệnh giảm 56%, số ca điều trị nội trú giảm 33%, và số ca phẫu thuật giảm 39%. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp số lượt khám chữa bệnh giảm mạnh khiến kết quả kinh doanh của bệnh viện tiếp tục suy giảm.

ĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với các mục tiêu chính gồm: Doanh thu 483 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 26,8 tỷ đồng, chi trả cổ tức bằng 5% vốn góp (24,5 tỷ đồng).

Dù dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng BV Triều An vẫn tỏ ra dè dặt khi ước tính công suất giường bệnh chỉ đạt 70%-80%, tương đương các chỉ số dịch vụ khám chữa bệnh tăng 10%-20% so với năm 2021.

Do tình hình đầu tư vào CTCP Triều An – Loan Trâm để xây dựng BV Triều An – Loan Trâm tại Vĩnh Long hoạt động không hiệu quả (từ năm 2008 đến nay), vì vậy ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch rút vốn đầu tư khỏi dự án này.

{keywords}
Bệnh viện Triều An do đại gia Trầm Bê sáng lập từ năm 2001.

Dấu ấn của gia tộc họ Trầm tại BV Triều An

BV Triều An có vốn điều lệ 490 tỷ đồng do đại gia Trầm Bê – cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam và CTCP Xây dựng Bình Chánh (BCI) – góp vốn thành lập từ năm 2001 cùng một cổ đông gốc Hoa khác, ông Lưu Trung Lương.

Do đang trong giai đoạn thụ án vì những sai phạm trong hoạt động tín dụng xảy ra tại Sacombank nên ông Trầm Bê không còn có tên trong HĐQT của bệnh viện này.

Tuy nhiên, gia tộc gốc Hoa vẫn là những người nắm giữ quyền sở hữu và điều hành bệnh viện tư nhân này.

Điều này thể hiện qua việc bà Trầm Thuyết Kiều (SN 1983), con gái ông Trầm Bê, vẫn đang là thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc. Ái nữ nhà họ Trầm hiện nắm giữ 21,39% vốn điều lệ và là cổ đông cá nhân sở hữu lượng cổ phần lớn nhất tại BV Triều An, trong khi ông Trầm Bê hiện nắm giữ 4,85%.

Đáng chú ý, ông Trầm Sê (em trai ông Trầm Bê) tiếp tục được bầu làm Trưởng Ban kiểm soát, trở thành người nắm giữ vị trí này từ những ngày đầu thành lập bệnh viện đến nay.

Gia tộc họ Trầm có ba anh em trai được cha mẹ đặt tên theo cách gọi gần giống với bảng chữ cái. Ông Trầm Bê có hai người em trai là Trầm Sê và Trầm Đê. Tuy nhiên ông Đê không có tên trong danh sách HĐQT cũng như ban lãnh đạo của BV Triều An.

Ngoài ra, dấu ấn của gia tộc họ Trầm tại bệnh viện này được cho là Chủ tịch HĐQT BV Triều An hiện là ông Trần Ngọc Henri (SN 1955), người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ ông Trầm Bê sau khi ông Bê bị khởi tố.

Ông Trần Ngọc Henri được cho là người của của ông Trầm Bê bởi xuất thân từ CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI), một công ty thuộc sở hữu của ông Trầm Bê từ năm 1999 trước khi BCI bị CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) thâu tóm vào năm 2016.

Ông Trần Ngọc Henri được biết đến là “phó tướng” cho ông Trầm Bê khi là thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT của BCI từ khi công ty này được khai sinh vào năm 1999. Trước thời điểm rời BCI vào năm 2016 cùng các thành viên họ Trầm, ông Trần Ngọc Henri từng có khoảng thời gian gần 1 năm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT tại doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực bất động sản dân cư và KCN này.

Ngoài ông Trần Ngọc Henri và bà Trầm Thuyết Kiều, HĐQT BV Triều An còn có 6 thành viên khác gồm: ông Nguyễn Hải Tùng (Tổng Giám đốc), bà Viên Tú Anh (một người cùng họ với bà Viên Đông Anh, vợ ông Trầm Bê), ông Trịnh Nhựt Toản (Phó TGĐ), ông Võ Ngọc Sơn (Phó TGĐ), ông Nguyễn Hồng Chiến, ông Ngô Tôn Liên, bà Dương Thị Đẹt.

Hiền Anh

Những gia tộc người Việt gốc Hoa là tỷ phú ngầm, giàu nứt vách ở Việt Nam

Những gia tộc người Việt gốc Hoa là tỷ phú ngầm, giàu nứt vách ở Việt Nam

Bên cạnh gia tộc họ Trương với tập đoàn Vạn Thịnh Phát giàu nổi tiếng, các gia tộc người Việt gốc Hoa đang nắm trong tay những khối tài sản khủng và là những tỷ phú ngầm giàu nhất 

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.