Ảnh báo chí có dàn dựng: Lịch sử và đạo đức nghề nghiệp

Ảnh dựng báo chí được chấp nhận với điều kiện: Sự kiện, nhân vật, địa điểm, bối cảnh lịch sử đó được tái hiện (khi dựng lại sự kiện);

Và khi bức ảnh được công bố, sử dụng phải được quần chúng và lịch sử chấp nhận.

Đó là chia sẻ của phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính (Báo Quân đội nhân dân) khi nói về ảnh dựng báo chí tại buổi Tọa đàm: Phóng viên chiến trường - góc nhìn từ hai phía. Theo ông Đoàn Công Tính, phương Tây họ không chấp nhận ảnh dựng; những phóng viên can thiệp vào bức ảnh nếu phát hiện ra sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc và có thể mất cả tương lai sự nghiệp.

Ảnh báo chí có dàn dựng: Lịch sử và đạo đức nghề nghiệp - ảnh 1

Phóng viên Đoàn Công Tính (thứ 2 từ phải sang) tại Tọa đàm “Phóng viên chiến trường: Góc nhìn từ hai phía”.

Những bức ảnh dựng nổi tiếng

Bức ảnh Chiến thắng Điện Biên Phủ (3 chiến sĩ đứng trên nóc hầm Đờ Cát: 2 người cầm súng và một người cầm cờ) của tác giả Triệu Đại là ảnh dựng. Trong Chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm. Lá cờ thấm đẫm máu của chiến sỹ Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn bất cứ lá cờ nào kịp dựng lên mừng chiến thắng trong buổi chiều lịch sử 7/5 ấy. 

Bức ảnh lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim "Việt Nam trên đường thắng lợi của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen và được nhiếp ảnh Triệu Đại chụp lại khi đi cùng đoàn làm phim để tái hiện lại Chiến thắng Điện Biên chiều ngày 7/5/1954 khi Việt Minh tiến vào bắt sống tướng Đờ Cát và toàn bộ lực lượng chỉ huy quân viễn chinh Pháp; cùng hình ảnh đoàn quân thất trận lũ lượt ra hàng (đi thành hàng dài bất tận).

Hoặc, bức ảnh người chiến sĩ Hồng Quân Xô viết cắm cờ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức Quốc Xã ngày 1/5/1945 cũng là ảnh dựng lại. Bức ảnh đã được chụp lại khi Liên Xô thấy rằng, cần một biểu tượng cho việc đã làm chủ được nước Đức; chứng minh việc tiến vào Berlin trước quân Đồng minh để tạo được sức nặng trên bàn đàm phán sau này. Tuy nhiên, cả 2 bức ảnh nói trên đều được lịch sử, giới học thuật, nhiếp ảnh gia và người dân đón nhận bởi nó đã "phục dựng" được nguyên vẹn bối cảnh lịch sử của sự kiện...

Riêng với phóng viên Đoàn Công Tính, bức ảnh Nụ cười thành cổ của ông cũng có một chút “dàn dựng”. Khi những người lính nghỉ giải lao giữa cuộc chiến dưới chiến hào trong Thành cổ Quảng Trị năm 1972, họ cười rất tươi giữa những tiếng đạn pháo và cận kề giữa sự sống với cái chết chỉ là gang tấc nhưng họ cười rất tươi. Ông đã bảo anh em lên trên bờ thành để ông chụp bức hình, với thông điệp dù trong hoàn cảnh nào người lính vẫn rất lạc quan và yêu đời. Nụ cười thành cổ của ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng và ông chưa bao giờ giấu diếm việc “sắp xếp” nhân vật để chụp bức hình ấy. Đoàn Công Tính cũng rất tự hào là phóng viên duy nhất có mặt trong Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm đỏ lửa năm 1972 khi ấy.

Ảnh dựng và đạo đức nghề nghiệp

Thực tế trong thế chiến thứ II, người Đức đã thành lập cả những tiểu đoàn phóng viên chiến trường (phóng viên viết, phóng viên ảnh, quay phim…) ngoài mục đích tuyên truyền cho mặt trận ngoại giao thì ảnh và phim cũng được họ “dàn dựng” để phục vụ cho mặt trận tâm lý chiến (bịa đặt, bôi nhọ, đả kích…) nhằm vào đối phương. 

Tuy nhiên, theo phóng viên Nick Út (hãng thông tấn AP, tác giả bức hình Em bé Napalm đã đoạt giải thưởng Plulitzer) cho biết: Trong chiến tranh Việt Nam, phóng viên phương Tây phía Nam vĩ tuyến 17 được tương đối tự do tác nghiệp và không chịu sự chi phối bởi áp lực nào. Đối với họ, tính xác tín của thông tin và sự trung thực của bản thân với những bức ảnh công bố ra thế giới là điều quan trọng nhất.

Theo Nick Út, một bức ảnh thời sự không được qua photoshop mà phải tuyệt đối chân thật về không gian, bối cảnh, thời gian và mô tả nhân vật. Không được dàn xếp nhân vật kiểu như bắt nhân vật hướng vào ống kính máy ảnh; chỉnh sửa ánh sáng, sắp xếp bối cảnh... (khi chụp) và chỉnh sửa ảnh (photoshop). 

Kể về bức ảnh Em bé Napalm, ông nói: Đầu tháng 8/1972, có giao tranh dữ dội ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Sáng hôm đó sau khi đi theo lính Việt Nam Cộng hòa vào khu rừng gần đó, tôi ra quốc lộ 1 để định về, thì nghe tiếng hai chiếc phi cơ lao tới. Tôi thấy một máy bay thả quả bom làm cả thị xã rung lên, chỉ 2 phút sau chiếc còn lại nhào xuống, thả 4 quả bom Napalm. Khi ấy tôi nghĩ không còn ai trong thị xã nữa, đột nhiên sau làn khói đen có đám trẻ con chạy túa ra, Kim Phúc là một trong số đó, cô bé bị cháy hết quần áo, mảng da trên tay cháy tuột xuống, cô la hét: "Nóng quá, giúp tôi".

Tôi chớp lấy khoảnh khắc đó chụp lia lịa, rồi chạy tới tưới hai chai nước lên lưng Kim Phúc. Tôi nghĩ nếu mình không giúp cô bé đó sẽ chết. Hiện chúng tôi có mối quan hệ rất thân thiết, Kim Phúc mỗi khi gặp đều gọi tôi là ba xưng con. Về bức ảnh, hãng thông tấn AP đã dùng bức ảnh trọn vẹn và không can thiệp gì. Một năm sau, khi nghe tin bức ảnh giành được giải thưởng Pulitzer, tôi còn không biết giải thưởng đó là gì. Trong khi đó, bức ảnh tự thân nó có sức sống trường tồn vì những giá trị thông tin mà nó mang trong đó và khi ấy nó làm cả thế giới bàng hoàng, làm rung động hàng triệu trái tim có lương tri trên toàn cầu và thúc giục họ xuống đường phản đối chiến tranh tại Việt Nam.

Ảnh báo chí ngày nay

Thực tế, báo chí phương Tây rất coi trọng vấn đề tác quyền. Năm 2014, nhật báo Anh The Daily Mirror sử dụng hình ảnh tư liệu một bé gái đang khóc để minh họa cho chiến dịch chống đói nghèo. 

Đây là một hình ảnh “cổ điển” làm lay động lòng người – loại hình ảnh thường được sử dụng trong những lời kêu gọi từ thiện. Vấn đề ở chỗ bé gái trong bức ảnh thậm chí không phải là người Anh và điều quan trọng nhất, em khóc không phải vì em đói nghèo. 

Biên tập viên tờ The Daily Mirror đã không kiểm chứng nguồn gốc bức ảnh; khi bị độc giả phát hiện hóa ra đó là một bé gái người Mỹ. Và em đang khóc vì thấy một con sâu róm và mẹ em đã chụp lại tấm ảnh này chứ nó không hề liên quan đến đói nghèo như thông điệp. Độc giả cảm thấy họ bị lừa dối và tờ Daily Mirror đã bị chỉ trích nặng nề từ truyền thông và công chúng.

Trong khi ở Việt Nam hiện nay, do nhiều lí do hiện tượng sử dụng ảnh của nhau, “mượn” ảnh… “không xin phép”, dùng ảnh “chùa” vi phạm quyền tác giả tương đối phổ biến, nhất là đối với các báo điện tử. 

Do chưa có nhiều biện pháp hạn chế được tình trạng này cho nên các nhiếp ảnh gia phải đi kêu gọi đạo đức từ chính người sử dụng ảnh. Theo nhiếp ảnh gia Na Sơn, từ quan điểm đạo đức, bạn sẽ không gặp vấn đề gì nếu như bạn chú thích ảnh đầy đủ; ghi rõ nguồn gốc ảnh và cho biết đó là ảnh tư liệu hay ảnh chụp thực tế. 

Kể câu chuyện của mình, Na Sơn cho biết bức ảnh anh chụp hai em bé tại xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang hồi năm 2007 trong một chuyến đi phượt mới đây đã bị lan truyền trên mạng xã hội và cả báo chí với lời chú giải "Nạn nhân động đất Nepal 2015". Câu chuyện đạo đức người sử dụng ảnh lại một lần nữa được người ta nhắc đến. Một bức ảnh được sự dàn dựng hoặc chú thích sai sự thật đều khiến người xem hoang mang và mất hết niềm tin vào những giá trị nhân văn còn sót lại sau khi nó được công bố…

Việt Hoàng

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !