Ám ảnh nạn đói Ất Dậu và chuyện người coi ngôi mộ tập thể

Nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu đã lùi xa vào quá khứ, nhưng ít ai biết giữa Hà thành vẫn tồn tại một khu di tích lịch sử cách mạng tưởng niệm đồng bào bị chết và một người đàn ông gan dạ ngày đêm hương khói chốn này với bao câu chuyện huyền bí.

Ám ảnh nạn đói Ất Dậu và chuyện người coi ngôi mộ tập thể

Chúng tôi tìm đến khu di tích vào mùa lễ Vu Lan. Người dân sống trong con ngõ nhỏ số 559 Kim Ngưu, Hà Nội tiết lộ, ngày thường nơi đây rất vắng vẻ và lạnh lẽo. Có chăng cũng chỉ một số người ở các tỉnh đi tìm mộ thân nhân bị chết trong nạn đói năm Ất Dậu. Nhưng chỉ vài ngày nữa nơi đây lại tấp nập người các nơi đến làm lễ xóa tội vong nhân.

Ám ảnh nạn đói Ất Dậu và chuyện người coi ngôi mộ khổng lồ

Tấm biển di tích trước cổng khu tưởng niệm

Một cảm giác rờn rợn xuất hiện khi chúng tôi đặt chân tới con hẻm dẫn vào di tích nạn đói. Trên từng ô cửa nhà treo chi chít gương bát quái. Câu chuyện truyền miệng về “hồn ma bóng quế” đã được đồn thổi như những bộ phim kinh dị khi người dân khu Vĩnh Tuy khi đào móng nhà, đào giếng đã phát hiện ra vô số xương người và tiểu đựng hài cốt.

Tất cả đều được người dân quy tụ vào khu bể xương lớn, đó chính là di tích ngày nay. Việc người ta treo nhiều gương bát quái, dán bùa cũng xuất phát từ nỗi sợ, và sự thỉnh cầu bình an thoát khỏi ám ảnh của những câu chuyện dắt nối việc người dân khi làm nhà đào phải hài cốt và những vận đen đủi, tai ương. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người ta làm vậy để trấn an mình.

Những câu chuyện ly kỳ thêu dệt truyền miệng của người dân quanh vùng nhiều vô kể. Từ chuyện những âm thanh lạ kỳ hàng đêm, đến những chuyện như người dân ra đường lúc sáng sớm thấy người phụ nữ mặc áo trắng chẳng nói chẳng rằng, lầm lũi xách chiếc túi nhỏ đi về phía di tích nạn đói rồi dần dần biến mất.... chỉ khiến những người từ xa đến há hốc mồm nghe và thảng thốt, còn người dân sống tại đây nghe nhắc đến thì chỉ cười.

Ám ảnh nạn đói Ất Dậu và chuyện người coi ngôi mộ khổng lồ

Tấm bia tưởng niệm hơn hai triệu đồng bào bị chết đói

Người ta cũng nói với nhau chuyện nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đến đây để gọi hồn nói chuyện với người âm kết luận khu vực này có hàng vạn vong hồn bất hạnh, vô danh và kết luận "đây là mảnh đất nhiều ma nhất Hà Nội".

Mang những chuyện âm u này, PV đặt chân vào khu di tích, chiếc cổng đã được khóa, bên trên có treo tấm biển có đề tên ông Phạm Văn Tuyến – người được mệnh danh “người đàn ông gan dạ nhất vùng”. Chờ ít phút, chúng tôi cũng được một người mang dáng dấp của một lão nông tri điền ra tiếp đón.

Khách lạ đến khu d tích này vừa đặt chân đến có thể thấy ngay khu vực bể xương có bức tường được đắp mái, lợp ngói ống cùng dòng chữ nổi “ Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944-1945. Phía ngoài bức tường có tấm bia ghi lời văn truy điệu đồng bào chết đói do Giáo sư Vũ Khiêu soạn:

“Một cơn gió bụi vừa tan

Hai triệu sinh linh đã mất

Khí oan tối cả mây trời

Thây lạnh phơi đầy cỏ đất…"

Nhưng nỗi đau lịch sử ấy dường như đã nguôi ngoai đi phần nào khi ông Tuyến mở ra cuốn sổ ghi chép lại những dòng cảm xúc của du khách ghé thăm. Hơn một trăm trang giấy dày đặc những dòng chữ với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt phải đến hai phần ba phần "lưu bút" trong cuốn sổ này là ngôn ngữ Nhật Bản. Những dòng cảm nhận về nỗi đau, sự mất mát, sự nuối tiếc khi người gây ra tội ác lại là đồng bào họ.

Biết bao người đến thăm đã rơi lệ khi nhìn vào những bức ảnh treo trên tường, ghi lại thảm cảnh đau thương trong nạn đói.

Trông nom ở di tích bao nhiêu năm, hàng đêm ngồi sát ngay khu bể xương người chết nhưng ông Tuyến chẳng hề sợ hãi. Người ta bảo ông Tuyến khỏe bóng vía mới làm được vậy. Cái đó chẳng rõ, nhưng ông Tuyến thường để ngoài tai những câu chuyện ma quỷ. Ông cho đó chỉ là những lời đồn đại nhảm nhí.

Ngày thường khu di tích vắng vẻ lắm, nhưng ông Tuyến bảo những ngày lễ, tết, đặc biệt là ngày Vu Lan có rất nhiều người, từ dân thường, nhà sư đến các vị lãnh đạo đều đến thắp hương, làm lễ cầu siêu… Ngày lễ “Xá tội vong nhân” (15/7 âm lịch) sắp đến gần, ông Tuyến lại tất bật với công việc quét dọn và đón khách. Ông bảo mọi năm nhiều người đến làm lễ đốt cả xe vàng mã, cả một bao tải hương.

Những người trong vùng chẳng dám đi lại một mình quanh khu này. Thậm chí nhiều lúc thấy ông Tuyến vất vả, người vợ cũng muốn giúp đỡ chồng, nhưng lại sợ hãi nên chẳng dám vào. Nhưng ngày nào ông Tuyến cũng có mặt ở khu di tích để quét dọn, tưới cây, dâng hương cho người đã khuất. Ông bảo: "Người ta cứ đồn đại chứ có ma quỷ gì đâu. Nếu có thật chắc chắn giờ này tôi chẳng còn đứng được ở đây".

Người đàn ông tròn 60 tuổi quê Nam Trực, Nam Định bảo, từ năm 2004 ông tình nguyện tiếp nhận việc trông nom, hương khói cho những vong hồn ở khu di tích nạn đói này. Nhiều người còn nói ông Tuyến "gàn dở" khi làm công việc này.

Trước khi ông Tuyến về cũng đã có một người phụ nữ nhận trông coi. Nhưng người đàn bà này đã dựa vào sự mê tín để làm việc trái với lương tâm. Rồi dính vào lô đề, cờ bạc và đã bị khuynh gia bại sản. Sau đó đi biệt xứ. Nhiều người bảo chị ta đã bị điên. Nhưng ông Tuyến chẳng thấy vậy mà sợ hãi. Ông bảo nếu cứ sống thanh thản, đúng lương tâm và làm những điều thiện sẽ chẳng sợ gì hết.

Ám ảnh nạn đói Ất Dậu và chuyện người coi ngôi mộ khổng lồ

Ông Tuyến tình nguyện trông coi khu tưởng niệm để hi vọng những vong hồn bớt cô đơn, lạnh lẽo

Làm công việc thầm lặng nhiều năm nay, ông Tuyến chỉ nghĩ góp chút công sức để những vong hồn xấu số, vô danh bớt cô đơn, lạnh lẽo.

Nhưng thật đáng tiếc khu di tích này chưa được nhiều người biết đến như một chứng tích lịch sử về nạn đói khủng khiếp trong lịch sự mà thế hệ hôm nay chỉ được biết đến qua sách vở.

Sau nhiều năm để hoang phế, đến năm 2003 việc cải tạo khu di tích hoàn thành với tổng diện tích 158m2, với một bể xương xây nổi lên cao hơn mặt đất gần 1m, sâu 4m, rộng gần 40m2. Đây là di tích duy nhất tưởng niệm 2 triệu đồng bào là nạn nhân nạn đói năm Ất Dậu.

Thành Nam - Nguyễn Hải

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.