Ám ảnh chia tay trung thu của những đứa trẻ đầu trọc

Ngày rằm trung thu, nhiều em đã hết đợt truyền hóa chất được gia đình đưa về nhà ăn rằm cùng bạn bè. Những đứa trẻ nói đến về ăn rằm vui lắm. Những bạn ở lại thì buồn.
Nhận được 3 gói cháo cười cả tuần

Chúng tôi có mặt tại bệnh viện K vào dịp lễ trung thu. Tại khoa Ung bướu trẻ em của Bệnh viện này (cơ sở 2, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhộn nhịp nhà hảo tâm đến phát quà cho các cháu. Món quà chỉ là gói bim bim, gói cháo ăn liền thôi nhưng các em vui lắm. Những quả bóng bay đã xẹp, những thứ đồ chơi đơn điệu cũng làm ánh mắt các em vui hơn.
Ám ảnh chia tay trung thu của những đứa trẻ đầu trọc - ảnh 1

Có mặt tại bệnh viện, đoàn từ thiện của phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đến chia quà cho các em nhỏ. Theo bà Nguyễn Thị Mai (Giáp Nhị, Hoàng Mai, Hà Nội) những ngày này thấy các cháu ở nhà quà, bánh ăn không hết nên bà quyên góp mấy người bạn mua bánh và quà xuống cho các em nhỏ. Dù quà không giá trị nhưng bà vẫn mong các cháu được an ủi. Nhóm của bà tặng mỗi bệnh nhi chiếc đĩa về bài văn tế cầu khỏi bệnh ung thư như tiếp thêm sức mạnh cho các em và phụ huynh.

Anh Nguyễn Bá Dân (Nghi Lộc, Nghệ An) đưa đứa con trai học lớp 7 của mình đi truyền hóa chất ở đây tuyệt vọng nói: "Năm ngoái cháu nó còn chơi rằm cùng bạn bè. Vậy mà năm nay người gày xanh, tóc rụng hết rồi. Vẫn còn nước còn tát thôi. Buồn lắm cô ạ". Nói rồi anh Dân quay đi để kể chuyện cho đứa con của anh đang chống chọi với bệnh ung thư mô mềm.

Cầm 3 gói cháo được nhà hảo tâm tặng, chị Lê Thị Nguyệt, mẹ em Bùi Mạnh Hà (Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội) vui mừng khoe đây là quà của con chị nhân ngày trung thu. Mặc dù đang chờ thanh toán viện phí kết thúc đợt truyền hóa chất 20 ngày tại đây nhưng chị vẫn muốn nhận chút quà mọn chia sẻ này. 

“Quà không đáng gì đâu nhưng mỗi lần cháu mang về khoe có người cho ở bệnh viện là mọi người trong nhà vui lắm. Chỉ từng ấy thôi nhưng có thể khiến cháu cười cả ngày, làm tôi cũng ấm lòng" - chị Nguyệt kể.

Theo TS. BS Phạm Thị Việt Hương, khoa ung bướu Nhi – Bệnh viện K, các bệnh nhi vào đây mỗi người một hoàn cảnh. Cũng có em nhà giàu, có em nhà không có điều kiện. Hầu như ngày nào cũng có các nhà hảo tâm vào phát quà cho các cháu. 

Nhưng điều bác sĩ Hương băn khoăn nhất là mỗi khi có nhà báo hay nhà hảo tâm đến chỉ ngại nhất người thân của bệnh nhi lại đến than thở với nhà hảo tâm về hoàn cảnh của mình. Nhiều khi thấy phóng viên, nhà báo đến người nhà cũng đến than để mong được viết bài lên báo rồi nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng. 
Tuy nhiên, khổ nhất là nhiều trường hợp than nghèo, kể khổ nhưng về xác minh tại địa phương thì họ lại có nhà 3 tầng, bố mẹ có việc làm ổn định. Điều đó khiến các bác sĩ trong khoa rất ái ngại nên cũng hay nói với các nhà hảo tâm nên liên hệ với khoa để làm từ thiện cho đúng người, đúng hoàn cảnh của các bệnh nhân. Để không rơi vào trường hợp bệnh nhân nghèo thật thì không được giúp, còn bệnh nhân giàu thì được giúp. 

Sự chia ly của những đứa trẻ đầu trọc

Trong cuộc sống, mọi sự chia ly đều mang cảm xúc bồn chồn và lo lắng nhất là cuộc chia ly của những người cùng mắc căn bệnh ung thư trong bệnh viện thì khiến người ta ám ảnh hơn. Bởi người bệnh có thể xa nhau hôm nay hẹn ngày gặp lại ấy nhưng chưa chắc ngày đó đã đến, người lớn biết được còn các em vẫn tin vào tương lai. 
Ám ảnh chia tay trung thu của những đứa trẻ đầu trọc - ảnh 2

Ba đứa trẻ đầu trọc lóc vì truyền hóa chất ngồi túm lại gần nhau để cũng chia sẻ về trò chơi điện tử trên điện thoại. Trong số ba em đến buổi chiều sẽ có một bé được bố mẹ đưa về nhà để chơi rằm Trung Thu. Thấy bạn được về nhà chơi rằm, hai đứa trẻ còn lại ngờ nghệch hỏi "thế bao giờ mày lên?". Người bạn hẹn 20 hôm nữa sẽ quay lại thôi tuy nhiên theo bố cháu, cháu đã truyền hóa chết hết đợt 2 mà vẫn đang vừa truyền vừa theo dõi. Bé bị u máu và đã sang di căn nổi hạch nên việc truyền hóa chất chỉ như cố gắng giữ lại sự sống cho bé. 

Từ Thanh Hóa ra đây, ngày nào anh cũng nhìn con khóc. Gần đến rằm trung thu anh đưa con về nhà để cùng chơi với các bạn, anh lo sợ con mình không có cơ hội đón mùa trung thu tới.

Còn trường hợp của cháu Vũ Huyền Anh, 5 tuổi Quỳnh Phụ, Thái Bình cũng tương tự. Huyền Anh mắc chứng bạch cầu. Căn bệnh khiến em phải nằm viện hơn 5 tháng qua. Mẹ Huyền Anh cũng khoe chuẩn bị sẽ đưa cháu về quê đón trung thu với gia đình. 

Chị kể từ khi sinh ra Huyền Anh khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, từ tháng 3 vừa qua cô bé bị mệt, sốt, lả và đi khám bác sĩ tuyến dưới giới thiệu lên viện K. Sau hơn 5 tháng điều trị, tình hình của Huyền Anh khả quan từ chỗ em chỉ nằm li bì thì đến nay em đã chạy nô đùa được. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe của em vẫn chưa ai biết được diễn biến thế nào.

Nói đến đây mẹ Huyền Anh kể: "Nhiều đứa trẻ chia tay nhau hẹn ngày gặp lại bạn cùng điều trị bệnh nhưng bé về rồi và đi mãi, thương lắm. Chỉ tội cho tâm hồn trẻ thơ không biết rằng sự sống của mình mong manh thế nào". Nhìn con đi chia tay với bạn khoe về quê rồi hẹn ngày mang quà quê lên cho bạn nước mắt người mẹ nghèo lại tuôn rơi.

Chị Phạm Thị Hường, Y tá trưởng khoa Nhi, Bệnh viện K2 dẫn chúng tôi đến từng phòng bệnh. Chị cho biết hiện tại, ở khoa Nhi có 50 cháu đang điều trị. Nhìn các cháu trọc đầu thương lắm, đa số các em có khả năng được cứu sống nếu cứ theo phác đồ điều trị hiện tại. Tuy nhiên, mọi điều xấu cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều xấu ấy người ta cũng nghĩ đến nhưng cố tình quên đi. 

Ngoài những lúc truyền hóa chất mệt mỏi, các cháu vui chơi, đá bóng suốt ngày. Điều ám ảnh ở các bệnh nhi là các em không bao giờ tỏ ra bi quan, chỉ có người lớn bi quan và thương cho cuộc sống mai này của các em. Có cháu ở đây từ năm 10 tuổi, giờ đã học đại học rồi. Cuộc chia tay về nhà là bình thường nhưng nếu nhìn những đứa trẻ chia tay thì cảm xúc bồn chồn lắm.

Còn bé Phạm Mỹ Phương, Lục Nam, Bắc Giang, 10 tháng tuổi được bố cho ngồi xe đẩy đi khám tại bệnh viện. Phương đang được các bác sĩ chẩn đoán bị căn bệnh ung thư mắt. Trung thu đầu tiên của Phương là ngày em được bố mẹ rong ruổi đưa đi hết phòng khám này đến phòng khám khác để lấy máu làm sinh hóa. Đứa trẻ tội nghiệp không biết đến những tháng tới em phải chống chọi với hóa chất tiêm truyền nên miệng cứ ê a và rất hay cười khi có người hỏi đến bé.
Phúc Mai

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !