Album mới của Lệ Quyên thiếu lửa vì quá an toàn

Tưởng chừng sẽ tiếp nối được sự thành công của hai album nhạc trữ tình trước đây nhưng sản phẩm thứ ba mang tên "Tình khúc yêu thương" của nữ ca sĩ gốc Hà thành lại không được trọn vẹn khi đến với người nghe

Album mới của Lệ Quyên thiếu lửa vì quá an toàn

Tình khúc yêu thương là album solo thứ tám của Lệ Quyên, tính từ thời điểm 2005, khi cô cho ra mắt album đầy mang tên Giấc mơ có thật được đón nhận nồng nhiệt như một khúc biến tấu của làng nhạc nhẹ Việt Nam lúc bấy giờ.

Kể từ đó cho đến nay, mỗi lần Lệ Quyên phát hành sản phẩm mới là mỗi lần cô lại càng được yêu quý hơn, nhất là từ khi nữ ca sĩ chọn con đường hát lại những ca khúc vang bóng một thời, những sản phẩm của Lệ Quyên từ sau album Khúc tình xưa (2010) đều được quan tâm bởi không chỉ khán giả mà còn cả giới chuyên môn âm nhạc.

Album mới của Lệ Quyên thiếu lửa vì quá an toàn
Album solo thứ 8 của Lệ Quyên - Tình khúc yêu thương.

Sản phẩm mới của Lệ Quyên vừa cho ra mắt mang tên Tình khúc yêu thương có lẽ là album nhạc xưa “cận hiện đại” nhất trong số chùm ba sản phẩm nhạc xưa từng được Lệ Quyên phát hành. Những ca khúc được lựa chọn lần này chủ yếu là những tình khúc được sáng tác vào khoảng 15 năm trở lại đây như: Chia tay tình đầu, Hoa sữa, Bên em là biển rộng...

Nếu đánh giá từng ca khúc một cách đơn lẻ, có vẻ như Lệ Quyên vẫn hoàn thành tốt các tác phẩm, chất giọng của cô vẫn trầm bổng và đầy da diết qua những sáng tác của Bảo Chấn, Đức Trí, Kim Tuấn... Thế nhưng, điểm đáng tiếc đầu tiên của Tình khúc yêu thương nằm ở khâu biên tập thứ tự các ca khúc. 12 ca khúc trong album được sắp xếp khá vụng về phần nào làm người nghe có cảm giác không được liền mạch, thiếu trọn vẹn. Tiêu biểu như việc Lãng đãng chiều Hà Nội và Hoa sữa là hai ca khúc khá gắn kết với nhau về mặt ngữ nghĩa cũng như âm nhạc bị “chen ngang” vào giữa bởi Con tim tan vỡ.

Chính thứ tự sắp xếp có vấn đề đã làm cho đĩa nhạc bị mất lửa trong lần nghe đầu tiên. Bốn bài đầu tiên trong album là 4 track ít nổi trội nhất lại được đưa vào vị trí đầu đĩa nhạc, vô tình làm mất đi ấn tượng cuốn hút đầu tiên của album trong khi cô có thể thay vào đó bằng Ánh sáng đời tôi, Hoa sữa hay Chia tay tình đầu.

Những ca khúc trong album lần này không phát huy hết được sự mới mẻ và văn minh trong âm nhạc Lệ Quyên. 12 ca khúc này đa phần là những ca khúc có tuổi còn khá trẻ, bản gốc của chúng bản chất cũng có những phần hòa âm rất cách tân, hiện đại, đây chính là bài toán khó dành cho ê-kíp phối khí của Lệ Quyên vì không thể sử dụng lại chiêu bài “biến sến thành sang” được như những gì họ đã từng làm và thành công.

Nếu như Đồi thông hai mộ, Mưa nửa đêm, Sầu lẻ bóng trước đây được Lệ Quyên khoác lên mình vẻ đẹp tươi mới nhưng vẫn có tính nguyên bản thì với lần này: Dạ khúc, Biển cạn, Xa rồi mùa đông là những cái bóng quá lớn mà Lệ Quyên đã không thể truyền cảm hứng cá nhân của mình vào chúng được, người nghe cũng vì thế mà cảm nhận được sự thiếu gắn kết giữa ca sĩ và ca khúc.

Album mới của Lệ Quyên thiếu lửa vì quá an toàn
Một trong hai album nhạc xưa xuất sắc nhất của Lệ Quyên - Trả lại thời gian.

Một điểm trừ nữa của album chính là ca khúc Con tim tan vỡ của nhạc sĩ Nguyễn Duy An. Đây là một sáng tác dành cho song ca nam nữ, bởi cần có sự hòa quyện của hai giọng ca, thể hiện hai sắc thái cảm xúc khác nhau mới có thể bộc lộ được sự tổn thương, sự vỡ vụn của hai con người đang yêu. Lệ Quyên đã “độc bá” ca khúc Con tim tan vỡ, việc tự mình thể hiện cả phần trầm ấm lẫn phần thổn thức của ca khúc này đã không thể phát huy hiệu ứng của tác phẩm.

Bên cạnh những hạt sạn, album Tình khúc yêu thương của Lệ Quyên vẫn có những điểm nhấn đặc biệt mà chắc chắn đã và sẽ được công chúng đón nhận.

Với một giọng ca nữ tính đầy chất thơ và lắng đọng, Lệ Quyên đã thể hiện được thế mạnh của mình khi trình bày những bản cover các ca khúc phổ thông của Đức Trí, Bảo Chấn, Minh Châu. Cô đã làm những ca khúc ấy có một chiều sâu mới, nhẹ nhàng đi vào lòng người nghe hơn.

Nét đặc biệt nữa của album chính là hai ca khúc đậm chất thủ đô: Lãng đãng chiều Hà Nội và Hoa sữa. Bản phối acoustic ca khúc hát về Hà Nội của nhạc sĩ Phú Quang đã tạo được hiệu ứng kép cho cả Lệ Quyên, người ca sĩ gốc Hà Nội và một ca khúc mang màu sắc cổ kính và tình người phương Bắc. Ca khúcHoa sữa của Hồng Đăng có lẽ là một trong những ca khúc đặc biệt nhất của album, nó trong vắt như sương, êm đềm như dòng sông mà trên đó có giọng hát Lệ Quyên đang chuyển mình dịu dàng, đây chính là nét độc đáo nhưng vẫn hoài cổ mà người nghe yêu mến khi tìm đến âm nhạc Lệ Quyên vài năm gần đây.

Ca khúc Bên em là biển rộng của nhạc sĩ Bảo Chấn là ca khúc được cover nhiều hơn cả với hàng loạt cái tên như Hồng Nhung, Thanh Lam, Lam Trường, Tuấn Hưng. Thế nhưng bản phối của Lệ Quyên mang một màu sắc rất khác, rất hiện đại nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó nét buồn mang mác cần có của ca khúc.

Ánh sáng đời tôi cũng không ngoại lệ khi sự giản dị và da diết của Lệ Quyên được khai thác triệt để. Nếu phiên bản của Lam Trường hay Thu Minh là những phiên bản đầy cao trào và thổn thức, Ánh sáng đời tôicủa Lệ Quyên có phần dễ chịu hơn và rất thú vị khi thưởng thức.

Tình khúc yêu thương đáng lý ra sẽ là một album hay nếu như Lệ Quyên sắp xếp lại một chút thứ tự các ca khúc. Chính sự chỉnh sửa thứ tự các ca khúc trong album sẽ phần nào không làm lộ ra giọng ca Lệ Quyên đang dần đi vào lối mòn trong cách hát mặc dù cô vẫn sở hữu một giọng ca rất cá tính. Album vẫn sẽ được khán giả đón nhận bởi giữa làn sóng ồ ạt các ca khúc mới được sản sinh ra không có tuổi thọ cao, chọn con đường cover những ca khúc không bao giờ chết là một lựa chọn an toàn với Lệ Quyên thời điểm này.

QUANG HUY

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !