Ai cũng có thể làm người tử tế
Từ xưa đến nay người tử tế luôn mang lại ý nghĩa lớn trong cuộc sống, đôi khi nó là thước đo nhân cách của con người đối với các mối quan hệ xã hội.
Người tử tế không lợi dụng, chiếm lợi của người khác
Có một cô gái chia sẻ câu chuyện của mình: “Ngày bạn tôi lấy chồng, tôi gửi phong bì mừng 6.000 nhân dân tệ. Đến khi tôi lấy chồng, người bạn ấy chỉ mừng lại tôi 600 nhân dân tệ”.
Sau khi thông tin được chia sẻ, nhiều người đặt câu hỏi: “Vậy mà người bạn kia vẫn có thể gửi phong bì mừng được sao?”.
Tiền bạc phân minh, người thân trong gia đình đã phải rõ ràng, huống chi là bạn bè.
Quan hệ lịch sự có đi có lại, không lợi dụng người khác, đó là giáo dục cơ bản mỗi người cần có.
Ảnh minh họa.
Ở Việt Nam, khi gia đình có hôn sự, bạn bè khách khứa gửi tiền mừng đều phải ghi chép lại để sau này đáp lễ.
Khi người khác gặp khó khăn, anh ta sẽ trả lại cho người khác một phong bao lì xì dày hơn.
Vào thời Xuân Thu, Dương Hổ muốn bái kiến Khổng Tử, nhân lúc Khổng Tử không có nhà, ông đã gửi đến một con heo quay. Biết chuyện, Khổng Tử liền trả lễ.
Không tranh thủ lợi dụng, chiếm lợi người khác, giao tiếp lịch sự là tu dưỡng căn bản nhất. Người tử tế không lợi dụng người khác, dù sống trong hoàn cảnh nào họ cũng sống rõ ràng, bộc trực, phóng khoáng.
Người tử tế biết cách cảm thông, đặt mình vào vị trí người khác
Có một đôi vợ chồng nọ, người chồng rất thích ăn sầu riêng nhưng vì người vợ cảm thấy loại quả này có mùi rất nặng, cô cảm thấy ăn sầu riêng thực sự là một việc không thể tưởng tượng được.
Sống với nhau vài chục năm, người vợ mỗi lần đi qua chợ hoa quả mà thấy sầu riêng đều mua về cho chồng, sau đó người chồng mang sầu riêng ra bãi cỏ trong khu dân cư ngồi ăn hết và nhai kẹo thơm để át mùi rồi mới về nhà. Họ chưa một lần to tiếng hay cãi vã.
Người tử tế không tự cao tự đại và họ biết cách đặt bản thân mình vào vị trí của người khác.
Họ sẽ không dễ dàng từ chối người khác, không chỉ trích một cách tùy tiệnn mà đồng cảm với họ, bao dung họ một cách cao cả.
Người tử tế có lòng biết ơn
Người vô ơn thường coi sự giúp đỡ, tử tế của người khác dành cho mình là lẽ tất nhiên, họ chỉ biết hạch sách đòi hỏi mà không bao giờ biết báo đáp. Người tử tế sẽ không làm vậy. Họ biết tri ân đến những người đã giúp mình và luôn ghi nhớ, báo đáp ân tình đó.
Trong cuộc sống, tình cảm giữa người với người được xây dựng từ sự qua lại, tương hỗ, đối đãi chân thành.
Mỗi một người chỉ có mang trong mình lòng biết ơn, người khác mới cảm thấy yên tâm kết giao, trong quá trình chơi với nhau mới dám yên tâm mà cho đi và không phải lo lắng rằng một ngày nào đó người bạn này quay đầu đi mất.
Một người biết cảm ơn mới có thể xem là người tử tế, ghi nhớ sự tử tế của người khác, đường đời sẽ càng đi càng rộng.
Ảnh minh họa.
Người tử tế biết bao dung với người khác
Tử tế với người khác là trí thông minh vượt trội, người tử tế biết nhường chỗ cho người khác, không quá buộc tội hay làm người khác xấu hổ.
Tự bản thân trở thành một người tử tế, bớt chỉ trích người khác, khoan dung hơn, là cách tốt nhất để tránh xa những kết quả tiêu cực.
Một người tử tế biết cách bao dung và một tâm hồn rộng lượng rất dễ dàng để thuyết phục mọi người.
Tử tế sẽ làm nên chuyện, lòng tốt là nền tảng của cuộc đời con người, người tử tế ắt điềm đạm, mạnh mẽ thì thắng khôn, đường đời thường rộng mở, vững vàng.
Tỷ phú giàu nhất Hồng Kông dạy con: Có một kiểu người quý như kho báu, kết bạn được với họ thì cả đời không sợ túng thiếu
Những vị tỷ phú thành đạt tinh tường, có kinh nghiệm trải đời đều có thể phần nào nhận ra: Kiểu người sở hữu những thói quen sau đây, chính là đối tượng có tiềm năng lớn, là kho báu đáng để 'đầu tư' lâu dài.
Theo giadinhonline.vn