Hơn 800 triệu ly cà phê G7 được bán tại Trung Quốc kể từ đầu năm 2022

Theo số liệu do Trung Nguyên Legend cung cấp, hiện cà phê G7 đã được xuất khẩu đến 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Trung Quốc, từ đầu năm 2022 đến nay đã có 800 triệu ly cà phê G7 được bán ra.

Buôn Ma Thuột, trung tâm của đại ngàn Tây Nguyên, không chỉ là nơi bảo tồn những không gian văn hóa lễ hội giàu bản sắc, mà còn là thành phố hạt nhân của vùng nguyên liệu cà phê nổi tiếng thế giới, nơi sản sinh hạt cà phê Robusta thơm ngon, được cộng đồng đam mê cà phê toàn cầu ưa chuộng. 

Với sản lượng cà phê Robusta đứng đầu cả nước cùng phẩm chất hạt cà phê đặc biệt, Buôn Ma Thuột trở thành quê hương hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu cà phê.

Là thành phố chiến lược của vùng Tây Nguyên, hội tụ các yếu tố về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, giàu bản sắc văn hóa, Buôn Ma Thuột đã được nhà nước quan tâm với nhiều chính sách đầu tư phát triển. 

Đặc biệt, Buôn Ma Thuột được định hướng phát triển, trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và là “Thành phố cà phê của thế giới” theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị. 

Mới đây, ngày 15/11/2022, hàng loạt những cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng được Quốc hội chính thức thông qua. Đây là lần đầu tiên những cơ chế chính sách thí điểm này được áp dụng cho cấp quận, huyện.  

Lễ cúng mừng mùa, một hoạt động truyền thống của người Ê đê nhằm cảm tạ trời đất, thần linh đã phù hộ và ăn mừng cho một mùa bội thu. Lễ cúng được phục dựng trong khuôn viên bảo tàng Thế giới cà phê.

Là một doanh nghiệp khởi nguồn từ Buôn Ma Thuột vào năm 1996, đến nay Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên đã góp phần nâng tầm thương hiệu cà phê Robusta Buôn Ma Thuột. Đặc biệt, sau 19 năm ra đời thương hiệu cà phê G7, đến nay thương hiệu này đã thống ngự những thị trường hàng đầu, xây dựng vị thế mới xứng đáng cho hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột trên toàn cầu.

Với xuất phát điểm gần như từ con số “0” nhưng G7 đã làm nên kỳ tích nhờ tinh thần dám thách thức và khát vọng mạnh mẽ, trở thành ngọn cờ tiên phong, truyền cảm hứng cho nhiều thương hiệu Việt tự tin cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế. 

Chia sẻ về sự thành công của thương hiệu cà phê G7, bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh & Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) cho biết: “Tôi rất quý trọng những đối tác của Trung Nguyên ở nước ngoài hay Việt Nam, tất cả đều rất trung thành với sản phẩm G7 của Trung Nguyên cho dù có nhiều đối tác khác đến chào hàng với giá rẻ hơn. Điều đó phản ảnh G7 của anh Đặng Lê Nguyên Vũ, của Trung Nguyên có chất lượng rất tốt, uy tín và điều đó cũng thể hiện sự kính trọng, yêu mến của đối tác với Trung Nguyên!”.

Theo số liệu do Trung Nguyên Legend cung cấp, hiện cà phê G7 đã được xuất khẩu đến 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, liên tục được đánh giá và xếp hạng là thương hiệu được yêu thích ở nhiều quốc gia. 

Không gian Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải khai trương vào tháng 9/2022.

Tại thị trường tỷ dân Trung Quốc, sau khi mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Thượng Hải từ năm 2017, G7 đã nhanh chóng vượt lên đứng đầu bảng xếp hạng thương hiệu cà phê được yêu thích và tin dùng nhất, cũng như giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường cà phê online với sự bao phủ rộng khắp hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi, kênh thương mại điện tử. 

Đồng thời các chiến dịch truyền thông - tiếp thị về G7 được thực hiện tại thị trường Trung Quốc liên tiếp được các giải thưởng lớn về sáng tạo và tiếp thị của các đơn vị truyền thông uy tín hàng đầu tại thị trường Trung Quốc như Top Digital Golden Award, Phoenix Tree Award, Tiger Roar Award và IAI…

 Đặc biệt, từ đầu năm 2022 đến nay, đã có hơn 800 triệu ly cà phê G7, Trung Nguyên Legend được bán ra tại Trung Quốc. Trung bình cứ mỗi 18 ly cà phê được bán ra thì có 1 ly cà phê đến từ thương hiệu G7, Trung Nguyên Legend. 

Sự thành công của G7 đã tạo tiền đề cho không gian Thế Giới Cà Phê Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải vừa khai trương vào tháng 9 vừa qua đã được vinh danh là “Quán Cà Phê Tốt Nhất” năm 2022. 

Trong khi đó, tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc… G7 cũng nhanh chóng đạt sự tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Riêng tại Việt Nam, G7 tiếp tục khẳng định top 3 thương hiệu cà phê hòa tan được chọn mua nhiều nhất khu vực 4 thành phố trọng điểm và nông thôn năm 2022 (theo báo cáo Brand Footprint của đơn vị nghiên cứu thị trường Kantar). 

Câu chuyện thành công của G7 đã trở thành một “case study” của giới chuyên môn khi nghiên cứu về chiến lược truyền thông, sáng tạo của thương hiệu Việt, được đưa vào sách ASEAN Brand và trên các tạp chí nổi tiếng như Financial Times,... 

Bảo tàng Thế giới Cà phê – Công trình biểu tượng của dự án Thành phố Cà phê và là điểm check-in lý tưởng cho du khách khi đến với Buôn Ma Thuột.

Tuân Nguyễn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !