7 mẹo vặt tái sử dụng trà túi lọc trong cuộc sống

Sau khi thưởng thức một tách trà thơm ngon, đừng vội vứt túi lọc trà vì nó còn làm được nhiều việc khác nữa đấy!

Bón phân cho cây trồng trong nhà

Túi trà có thể được sử dụng làm phân bón cho cây trồng trong nhà, giúp tăng tốc độ tăng trưởng, tiêu diệt sâu bệnh. 

Tất cả chúng ta đều biết túi trà (túi được làm bằng giấy hoặc vải, không phải vật liệu polypropylene) và lá trà đều có thể ủ được để tạo ra phân hữu cơ. Nhờ vào các hoạt tính đặc biệt mà lá trà ẩm sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy thành phân hữu cơ. Đồng thời, nó còn khắc phục hiệu quả các vấn đề về nấm, cũng như sâu bệnh cho cây trồng.

Theo đó, bạn có thể thu thập những túi trà cũ rồi đổ vào đống phân ủ. Cách tái sử dụng túi trà như thế này khá đơn giản nhưng mang đến nhiều lợi ích thiết thực.

Loại bỏ những mùi hương khó chịu

Khi loay hoay trong bếp với các loại thực phẩm như tỏi, hành, cá… bạn không dễ loại bỏ những “mùi hương” khó chịu này. Trong trường hợp này, sau khi rửa tay, bạn xoa túi trà giữa hai lòng bàn tay để mùi khó chịu biến mất không dấu vết. 

Đặt một túi trà vào những nơi bạn cần khử mùi như tủ quần áo, xe hơi, thậm chí cả trong giày, để giữ những nơi này luôn sạch mùi.

Tương tự như vậy, sau khi bạn rửa sạch bát đĩa chứa thức ăn có mùi mạnh như tỏi hoặc hành tây, bạn có thể dùng túi trà chà thêm một lần để khử sạch mùi khó chịu.

Làm sạch mảng bám

Giống như công dụng của bã cà phê trong việc làm sạch các lớp gỉ sét trong nhà vệ sinh, nếu đổ túi trà vào bồn cầu và để trong 20 phút, bạn sẽ giải quyết được cả vấn đề mảng bám và mùi khó chịu. Đồng thời, với một túi trà đã qua sử dụng, bạn có thể tận dụng nó để làm sạch gương và kính.

Mẹo vặt này sẽ giúp tránh được việc phải dùng đến hóa chất tẩy rửa. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần ngâm túi trà trong rượu rồi dùng hỗn hợp này lau chùi cửa sổ và gương kính trong nhà. Tốt nhất bạn nên lau sạch bề mặt kính bằng một miếng vải được nhúng ẩm trong hỗn hợp, sau đó mới dùng miếng vải khác lau khô lại.

Chống sâu bọ, côn trùng

Túi trà đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát côn trùng có hại trong nhà bếp. Bạn hãy sắp xếp chúng trên bệ cửa sổ, kệ, bàn khi rời khỏi phòng. Để tăng cường hiệu quả, bạn có thể rắc thêm dầu bạc hà vào túi, giúp xua đuổi nhện và kiến.

Thay thế nước rửa bát

Khi hết nước rửa bát, hãy nghĩ đến những túi trà cũ. Bạn chỉ cần đặt chúng dưới đáy nồi hoặc chảo, đổ nước ấm lên trên và để chúng qua đêm. Đến sáng, lớp dầu mỡ tan ra, bạ có thể dễ dàng lau sạch bằng miếng bọt biển.

Với những loại bát đĩa, hộp đựng, nồi, chảo dính nhiều dầu mỡ, khó có thể làm sạch với nước rửa bát thì bạn hãy dùng bã trà để xử lý. Bạn hãy ngâm phần bát đĩa này trong chậu nước nóng, thả thêm vài túi trà đã dùng rồi để qua đêm. Chất tannin có trong trà sẽ đánh bay vết dầu mỡ, đến sáng hôm sau bạn chỉ cần rửa lại bằng nước rửa bát là sẽ sạch bong.

Chăm sóc đồ gỗ

Trà trước đây được sử dụng để đánh bóng đồ nội thất bằng gỗ, tạo thêm độ bóng cho bề mặt và thậm chí giúp “che lấp” các vết trầy xước nhỏ trên gỗ.

Nước trà loãng được pha từ túi trà cũ có thể dùng để đánh bóng và làm mới bề mặt gỗ như các loại đồ dùng nội thất, bao gồm cả sàn nhà. Chưa hết nó còn có thể được sử dụng để nhuộm gỗ, giấy hoặc vải.

Giữ không khí trong lành 

Chỉ cần thêm một vài giọt tinh dầu cam quýt vào túi trà đã sử dụng là một “túi thơm” thủ công đã sẵn sàng. “Túi thơm” thân thiện với môi trường này có thể cho vào giày, treo trong tủ, phòng hay ô tô.

Treo các túi trà đã sử dụng khô trong tủ lạnh sẽ giúp hấp thụ mùi thức ăn khó chịu và hấp thụ độ ẩm dư thừa.

Hạ Thảo

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Đang cập nhật dữ liệu !