7 mẹo giúp trẻ không đái dầm ban đêm
Đái dầm vẫn có thể xảy ra rất phổ biến trong độ tuổi từ 4 đến 7, khoảng 15% trẻ em ở độ tuổi đó tè dầm ít nhất 2 lần một tuần.
Hạn chế cho trẻ uống nước trước khi ngủ
Để bàng quang của trẻ không bị đầy vào buổi tối, bố mẹ hãy kiểm soát lượng nước mà chúng uống vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước vào buổi sáng và bữa trưa, sau đó từ từ giảm lượng nước khi càng về cuối ngày.
Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho con thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
Ảnh minh họa.
Tránh một số loại thực phẩm gây kích thích bàng quang
Có một số loại thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang ở trẻ nhỏ, khiến trẻ thường xuyên tè dầm. Những thực phẩm đó thường chứa nhiều axit như chanh, cam, dứa...
Ngoài ra, bố mẹ cũng cho trẻ tránh tiêu thụ những sản phẩm từ sữa, socola nóng, trà, coca hoặc bất kỳ đồ uống có ga nào có thể chứa quá nhiều đường hoặc caffeine.
Ảnh minh họa.
Tạo thói quen đi vệ sinh ban đêm
Trẻ em vốn dĩ lười thức dậy đi vệ sinh ban đêm mặc dù bàng quang đã căng đầy. Vì vậy, bạn cần thường xuyên đánh thức con đi vệ sinh khi chúng đang say giấc. Điều này sẽ giúp trẻ tỉnh táo hơn và tập thói quen tự dậy đi vệ sinh vào ban đêm.
Bạn có thể theo dõi số lần con bạn đi vệ sinh trong ngày và tần suất, đánh thức chúng cho phù hợp. Ví dụ, con bạn đi vệ sinh bảy lần một ngày, cứ ba giờ một lần hãy đánh thức chúng. Theo thời gian, bạn có thể dần đổi thành bốn giờ một lần và cuối cùng là mỗi đêm một lần. Hãy dừng đánh thức chúng nếu thấy con không tè dầm trong một tuần. Lúc này, chúng đã có thể tự dậy đi vệ sinh mà không cần bố mẹ đánh thức.
Ảnh minh họa.
Tăng gấp đôi lượng magie
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Lâm sàng Quốc gia, tình trạng tè dầm ở trẻ có thể do thiếu magie trong khẩu phần ăn, khiến chúng phản ứng chậm và không biết lúc nào cần đi vệ sinh. Cha mẹ không nhất thiết phải bổ sung cho con các loại thuốc vitamin, chỉ cần tăng lượng magie vào chế độ ăn của trẻ. Bạn có thể cho con ăn các loại thực phẩm giàu magie như vừng, bơ, chuối và các loại đậu.
Ghi chép theo dõi
Bác sĩ khuyến cáo nếu có bất thường xảy ra thường xuyên, các bậc cha mẹ cần ghi chép theo dõi các sự việc xảy ra trong ngày. Điều này sẽ giúp các mẹ theo dõi thói quen, hoạt động, đồ ăn thức uống của con, sức khỏe vật và tinh thần.
Điều này cũng giúp bạn hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng tè dầm, ví dụ có thể do một số loại thực phẩm hoặc đồ uống gây kích thích phản xạ của hệ thần kinh. Điều quan trọng là viết ra hết hàng ngày để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa.
Ảnh minh họa.
Nói chuyện với con
Hãy thường xuyên trò chuyện với con, không chỉ về tình trạng tè dầm mà còn cần quan tâm về cảm xúc, tinh thần của chúng. Trẻ tè dầm cũng có thể do chúng căng thẳng hoặc lo lắng với những thay đổi lớn như chuyển trường. Khi đã thích nghi với hoàn cảnh mới, con sẽ không còn cảm giác này. Trước lúc đó, bạn cần ở bên ủng hộ con và đừng làm chúng xấu hổ.
Ảnh minh họa.
Yêu cầu con tự chịu trách nhiệm với việc mình làm
Thay vì để trẻ ngồi đó và tự thấy có lỗi về hành vi tè dầm của mình, hãy bình tĩnh dạy chúng cách thay ga giường một cách khéo léo. Sau đó, yêu cầu con bỏ quần áo bẩn đang mặc vào máy giặt. Điều này sẽ làm con có trách nhiệm hơn và cố gắng không tè dầm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hiện tượng tè dầm hoàn toàn bình thường, nhưng trong một số trường hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi mọi thứ dường như không trở nên tốt hơn theo thời gian.
Nếu trẻ sau 5 tuổi vẫn còn tè dầm với mức độ ít, tức mỗi tháng hay vài tháng một lần thì không sao, còn nếu tần suất xuất hiện nhiều, như mỗi tuần, mỗi ngày thì nên đưa đi khám để tìm nguyên nhân.
Con gái 5 tuổi tò mò hỏi 'Em bé chui vào bụng mẹ thế nào?' khiến bố mẹ bối rối đỏ mặt
Bố mẹ thông minh nên tìm câu trả lời phù hợp trình độ nhận thức của con.
Theo giadinhonline.vn