6 điều tuyệt đối không được làm sau ‘cuộc yêu’ nếu không muốn đoản thọ

Nếu bạn có 6 thói quen này sau khi làm “chuyện ấy” thì nhất định phải sửa ngay để bảo vệ sức khỏe.

Ăn, uống đồ lạnh

Điều đầu tiên không được làm sau “cuộc yêu” là không nên uống đồ lạnh. Sau khi “chinh chiến”, mất sức, bạn sẽ cảm thấy nóng và ngay lập tức muốn uống cái gì đó mát lạnh, lúc này dương khí trong cơ thể con người nhiều, nếu uống nước lạnh đột ngột vào sẽ phá hủy dương khí trong cơ thể và chức năng của dạ dày, ruột.

Khi hưng phấn, các bộ phận bên trong đường tiêu hóa cũng làm công việc trao đổi chất, thành dạ dày nhất thời chưa thể thích nghi với nhiệt độ lạnh mà bạn nạp vào, có thể dẫn tới đau bụng hoặc nặng hơn là tổn thương lớp màng dạ dày. Vì vậy, chỉ nên ăn, uống đồ lạnh sau khi bạn kết thúc 'cuộc yêu' khoảng 30 – 60 phút. 

Bật điều hòa quá lạnh

Sau khi “giao ban”, bạn sẽ cảm thấy rất nóng và toàn thân trong trạng thái hưng phấn tột độ, và mong được những luồng không khí mát lạnh từ điều hòa làm dịu đi cái nóng.

Nhưng trên thực tế, lúc này tuyến mồ hôi của chúng ta đang mở, nếu nhiệt độ điều hòa đặc biệt lạnh thì mạch máu của chúng ta sẽ đột ngột co lại rất nhiều. Điều này làm máu trở về tim với tốc độ chậm hơn, tạo gánh nặng cho tim.

Hút thuốc lá ngay

Nhiều nam nữ nghiện thuốc lá sẽ chọn cách hút một điếu thuốc để giải tỏa tinh thần sau khi “lâm trận”, tuy nhiên, lúc này lượng máu trong cơ thể lưu thông rất nhanh, cơ thể vẫn ở trạng thái rất hưng phấn.

Nếu bạn hút thuốc lá vào thời điểm này, sẽ có rất nhiều chất độc hại xâm nhập vào máu của cơ thể chúng ta và sau đó được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Điều này rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với nam sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản trong giai đoạn sau. 

Đi tiểu tiện

Điều này áp dụng cho nam giới. Đi tiểu 5-10 phút ngay sau khi quan hệ chính là nguyên nhân gây tổn thương tới tiền liệt tuyến ở nam giới. Đối với bộ phận sinh dục của phái mạnh, đường tiết niệu khá dài và cong, việc tiểu tiện sau cuộc yêu sẽ khiến vi khuẩn và những chất cặn bã xâm nhập vào tuyến tiền liệt, nếu lặp lại thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt.

Sau “chuyện ấy”, “cậu nhỏ” là nơi thường tụ nhiều máu nhất, tình trạng cương cứng không thể lập tức chấm dứt. Khi ấy, đường tiết niệu và tiền liệt tuyến vẫn đang co thắt, tạo ra sức cản ở ống dẫn tiểu. Nếu tiểu ngay lập tức, áp lực nước tiểu tăng cao đột ngột chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vi khuẩn quay ngược lại, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Còn đối với nữ giới, sau “cuộc yêu” có thể tiểu tiện như một hình thức phòng viêm nhiễm đường tiết niệu, do đường tiết niệu của nữ giới khá ngắn và thẳng, việc tiểu sau khi “lâm trận” sẽ giống như một mẹo giúp làm sạch chất dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn quay ngược lại gây viêm nhiễm âm đạo.

Ngủ ngay sau khi “mây mưa”

Sau khi “mây mưa”, bạn có thể cần nghỉ ngơi để lấy lại sức. Tuy nhiên, thực tế khi quan hệ, toàn bộ các cơ quan, cả phần cơ cũng như hệ thần kinh đều hoạt động quá sức, nhịp tim tăng lên, kéo theo hô hấp gấp gáp, máu lưu thông với tốc độ cao, khiến bộ phận sinh dục cả hai đều ở tình trạng dồn máu.

Không chỉ vậy, hooc-môn sinh dục được tiết ra rất nhiều, gây cảm giác hưng phấn cao nhưng cũng tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì vậy, ngủ ngay lập tức khiến các cơ quan trên cơ không kịp thích nghi, điều này dẫn đến tăng thêm cảm giác mệt mỏi.

Tắm ngay lập tức

Sau khi làm chuyện ấy, mọi người thường thấy nóng, toát mồ hôi khiến bạn cũng khó chịu. Nên bạn muốn ngay lập tức đi tắm để làm sạch cơ thể. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến bạn bị sốc nhiệt, loại bỏ đi những lợi khuẩn trên cơ thể và tạo điều kiện có vi khuẩn xâm nhập do độ pH mất cân bằng.

Để bảo vệ sức khỏe và tránh rước họa vào thân, bạn hãy nghiên cứu những việc không nên làm sau khi “yêu” trên đây. Nếu mắc phải thói quen nào thì bạn hãy sửa ngay lập tức kẻo mang lại những tác động xấu cho cơ thể, thậm chí còn có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hạ Thảo 

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !