Ngày 16/2, người dân bắt đầu đổ về chùa Hương vãn cảnh trong ngày chính thức mở cửa trở lại. Hàng trăm chiếc thuyền chở khách tấp nập trên dòng suối Yến để đến động Hương Tích dâng hương.
Theo ghi nhận của PV Infonet, ngày 16/2, người dân bắt đầu đổ về chùa Hương vãn cảnh trong ngày chính thức mở cửa trở lại. Buổi trưa, hàng trăm chiếc thuyền chở khách tấp nập trên dòng suối Yến để đến động Hương Tích dâng hương.
Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) cho hay, dự kiến trong ngày 16/2 có khoảng 5.000 du khách tới tham quan, vãn cảnh và lễ chùa tại khu di tích.
''Việc thí điểm mở cửa này vừa là hoạt động tập dượt chuẩn bị cho công tác đón khách chính thức được an toàn, do các mũi công tác đã được triển khai từ nhiều ngày, vừa là tạo điều kiện thuận lợi cho du khách ở xa chưa nắm rõ thông tin”, ông Hiển nói.
Ngày 16/2, hàng nghìn du khách đổ dồn về chùa Hương vãn cảnh trong ngày chính thức mở cửa trở lại.
Ngoài ra, ông Hiển cho biết thêm, Ban quản lý bố trí 2 tổ y tế phản ứng nhanh. Trong trường hợp phát hiện người dân có biểu hiện ho, sốt sẽ đưa ngay đến khu cách ly hoặc cơ sở y tế gần nhất.
"Đa số người dân đều tuân thủ quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân không tiêm đủ mũi vắc-xin phòng dịch không nên đến chùa Hương tham quan", ông Hiển chia sẻ.
Du khách tấp nập đi dâng hương, vãn cảnh tạo nên khung cảnh nhộn nhịp sau thời gian dài chùa Hương phải đóng cửa phòng dịch.
Trước đó 1 tuần, Ban quản lý di tích thắng cảnh chùa Hương đã bán vé thí điểm cho người dân vào tham quan.
Trong ngày hôm nay, có tới 5.000 du khách đến chùa Hương dâng lễ, vãn cảnh di tích.
Hôm nay Hà Nội có mưa nên nhiều người phải mặc áo mưa khi di chuyển trên suối Yến để vào khu vực chùa Thiên Trù và động Hương Tích.
Du khách bắt buộc phải đeo khẩu trang, sát khuẩn và giữ khoảng cách. Không chỉ các nhà đò, tiểu thương mà các nhà hàng, khách sạn cho khách lưu trú cũng phải khử khuẩn và khai báo y tế đầy đủ.
Gần trưa, các đoàn khách đổ về chùa Hương bắt đầu đông đúc hơn, tuy nhiên so với các năm trước, lượng khác đã giảm nhiều.
Các công tác chuẩn bị để phòng chống Covid-19, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại chùa Hương đều được thực hiện nghiêm chỉnh.
Khu vực đền Trình là điểm đến đầu tiên của du khách, luôn có khá đông người dâng hương.
Đường xuống động Hương Tích cũng rất đông người.
Phía bên trong động Hương Tích, người dân xếp hàng dài đợi đến lượt vào lễ.
Nhiều gia đình vẫn đưa con nhỏ đến chùa Hương lễ Phật.
Sau khi dâng hương lễ Phật, rất nhiều người đưa tay đón những giọt nước trong động để lấy may.
Cảnh đông đúc tại khu vực dâng lễ trong động Hương Tích.
Trải qua quãng đường dài, nhiều người mệt mỏi ngồi nghỉ luôn ở trong động Hương Tích.
Đến chiều, bến đò suối Yến không còn cảnh đông khách, chờ đợi lâu như các mùa lễ hội trước đó. Trên dòng suối, lượng đò qua lại cũng không quá tấp nập. Các điểm tâm linh như đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích… hay tại khu vực ga cáp treo không có cảnh chen lấn, đông đúc. Người đi lễ Phật được tận hưởng cảm giác thư thái, thanh tịnh, yên bình hơn.
Trong khu vực di tích, các điểm kinh doanh dịch vụ được quản lý chặt chẽ, hàng quán sắp xếp gọn gàng, không có hiện tượng đổi tiền lẻ. Các tuyến đường dẫn đến các điểm tâm linh sạch sẽ, không có rác thải xả bừa bãi. Khu vực nội tự các đền, chùa thực hiện tốt văn minh nơi thờ tự.
Theo ghi nhận của PV Infonet, vào ngày 15/2 (Rằm tháng Giêng), hàng nghìn người dân đã tới dâng hương tại Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) cầu bình an, may mắn.
Tối 14/2 (14 tháng Giêng âm lịch), chùa Phúc Khánh tiếp tục tổ chức Lễ cầu an đầu năm Nhâm Dần 2022 theo hình thức trực tuyến. Nhiều người dân không vào được chùa đã vái vọng, cầu khấn từ xa.
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.
Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.
Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.
Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.
Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.
Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.
Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.