5 nguyên tắc nuôi dạy con 'kỳ lạ' của cha mẹ Thụy Điển, bình đẳng giới đạt tới tầm cao

Tại sao cả con gái và con trai đều được xưng hô bằng đại từ “hen” ở Thụy Điển? Ai nghỉ thai sản thường xuyên hơn: mẹ hay bố? Tìm câu trả lời về những điều thú vị của nền giáo dục Thụy Điển trong bài viết dưới đây.

Thụy Điển nhiều năm liền nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất. Một trong những yếu tố chính tạo nên điều đó là cách sống của gia đình Thụy Điển hiện đại ngày nay.

Những nét đặc trưng nổi bật nhất của gia đình Thụy Điển như sau:

Bố nghỉ thai sản

Năm 1974, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép các ông bố được nghỉ phép chăm con. Tổng cộng, Thụy Điển cho 480 ngày nghỉ thai sản có lương, trong đó mỗi phụ huynh được nghỉ 90 ngày, 300 ngày còn lại có thể chia tùy ý. Hầu hết các ông bố Thụy Điển từ các nhà ngoại giao, quản lý hàng đầu đến giáo viên và công nhân đều nghỉ thai sản ít nhất 6 tháng.

Theo quy luật, người mẹ ở nhà với con trong 6 tháng đầu, sau đó người cha sẽ thay ca. Những ông bố Thụy Điển có thể nhanh chóng thành thạo "nghệ thuật" hâm nóng bình sữa, nấu ăn dặm và dậy chăm con vào ban đêm. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nam giới đã nỗ lực chia sẻ gánh nặng chăm con với vợ, nhất là khi nhà nước có thêm khoản tiền thưởng cho những “anh hùng” như vậy. 

Và vì ở Thụy Điển mỗi gia đình có trung bình 2 con nên nhiều ông bố đã dành một hoặc thậm chí 2 năm nghỉ thai sản trong đời. Họ coi đó không chỉ là điều hiển nhiên mà thậm chí còn là trải nghiệm quý giá nhất trong cuộc đời.

Tất cả mọi người đều như nhau

Thụy Điển liên tục đứng đầu trong Chỉ số Bình đẳng giới của Liên minh châu Âu (EU) trong nhiều năm. Ngay từ năm 1718 ở đất nước này, phụ nữ độc lập về tài chính và đóng thuế đã được quyền bầu cử. Ở Thụy Điển có Bộ Bình đẳng giới và chính phủ thường xuyên chịu sự chi phối của các bộ trưởng về công bằng giới tính.

Việc phân chia nhiệm vụ gia đình của phụ nữ và nam giới đã có từ lâu, thậm chí là từ thế kỷ trước. Ví dụ, đàn ông Thụy Điển ngoài việc chăm sóc con cái, còn sẵn sàng làm việc nhà.

Đồng thời, các quyền và tự do của trẻ em cũng được tôn trọng ở nước này. Trẻ em không bị la mắng, thậm chí là không bị đánh. Cha mẹ cố gắng giải quyết xung đột và các vấn đề khác bằng cách nói chuyện bình đẳng với con. Kể từ năm 1979 ,luật pháp ở Thụy Điển đã cấm trừng phạt thân thể.

Đặc biệt, tại Thụy Điển, các trường học không được tính điểm cho đến lớp 6. Trẻ em hầu như không phải học thêm. Giai đoạn phát triển chính chỉ đơn giản là tập trung vào các trò chơi ngoài trời. Trẻ em Thụy Điển trung bình đi bộ ít nhất 4 giờ mỗi ngày, trong bất kỳ thời tiết nào.

Cách tiếp cận trung lập về giới

Phương pháp tiếp cận trung lập về giới ở Thụy Điển đang phổ biến trong giáo dục và nuôi dạy con cái. Quay trở lại cuối những năm 1990, Luật giáo dục Thụy Điển đã được sửa đổi để loại bỏ các định kiến ​​về giới.

Đại từ “hen” được người Thụy Điển mượn từ tiếng Phần Lan. Nó cho phép bạn xưng hô với một người mà không cần nhấn mạnh giới tính. Đại từ này được các giáo viên ở các trường mẫu giáo sử dụng để không phân biệt giới tính.

Trong các cơ sở giáo dục mầm non, các bé trai có cơ hội chơi búp bê và các bé gái chơi ô tô. Và ngay từ khi còn rất nhỏ (hầu hết trẻ em được gửi đến nhà trẻ từ 1,5 tuổi), trẻ em được dạy về sự khoan dung và nhận thức về thế giới bên ngoài khuôn khổ xã hội và các quy ước.

Trẻ em như một phần thưởng

Thụy Điển có tỷ lệ ly hôn cao nhưng sau khi ly hôn, gia đình không tan vỡ, thậm chí cha mẹ vẫn ở cùng nhau. Bởi vì luật pháp quy định một đứa trẻ phải giao tiếp với cả cha và mẹ sau khi ly hôn.

Bản thân các bậc cha mẹ trong hoàn cảnh này cũng cố gắng thuê hoặc mua nhà ở gần đó để con cái không phải chuyển trường. Nếu bố mẹ không ở cùng nhau sau khi ly hôn, đứa con sẽ luân phiên ở một tuần với bố rồi với mẹ.

Coi trọng sự độc lập

Gia đình và hôn nhân ở Thụy Điển là những khái niệm rất lỏng lẻo. Về mặt pháp lý, không có sự khác biệt ở đây cho dù mọi người đã chính thức kết hôn hay chỉ sống thử. Đồng thời, thanh thiếu niên rời khỏi nhà cha mẹ sớm nhất ở châu Âu - thường không muộn hơn 18 tuổi (mặc dù độ tuổi trung bình bắt đầu cuộc sống độc lập ở EU là 26 tuổi), và hôn nhân hoặc trong một mối quan hệ giống như hôn nhân bắt đầu vào khoảng 30 tuổi trở đi.     

Hạ Thảo (theo Gazeta)

Con dâu ăn chay trường ở cữ, đến bữa cơm mẹ chồng làm điều bất ngờ

Con dâu ăn chay trường đang ở cữ, rơi nước mắt khi thấy mâm cơm của mẹ chồng bê đến tận giường.

'Lúc ngoại tình anh nghĩ gì?'

Mấy ngày nay tôi cứ bồn chồn lo âu, cảm giác vợ biết điều gì đó về cuộc tình vụng trộm của mình.

Cặp đôi kết hôn ở tuổi xế chiều sau 6 thập kỷ chia cắt

Len Allbrighton và Jeanette Steer cuối cùng đã được ở bên nhau, kết hôn sau 6 thập kỷ xa cách. Họ từng yêu nhau nhưng bị cha mẹ ngăn cản.

Chuyện tình chị em lên ngôi ở xứ sở kim chi

Ngày càng có nhiều phụ nữ kết hôn với đàn ông trẻ tuổi hơn ở Hàn Quốc. Quan niệm về hôn nhân ở đất nước có truyền thống đàn ông là trụ cột gia đình đang thay đổi.

Chồng liên tục ngoại tình nhưng lại ám ảnh vợ thay lòng đổi dạ

Anh tự cho mình cái quyền được tán tỉnh những cô gái sống buông thả nên năm lần bảy lượt ngoại tình. Ấy vậy mà anh lại ám ảnh chuyện tôi sẽ thay lòng đổi dạ để chạy theo tình mới.

Nghiên cứu khoa học 'Tiền có mua được hạnh phúc' gây sốc

Tranh cãi "Tiền có mua được hạnh phúc hay không" dường như là chủ đề chưa bao giờ kết thúc.

Chồng ngoại tình và hành trình hàn gắn hôn nhân, giúp vợ yêu thêm lần nữa

"Hành trình chữa lành đã đưa cuộc đời tôi từ màu xám sang nhiều màu sặc sỡ. Giờ đây, chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết", người vợ tha lỗi cho chồng ngoại tình chia sẻ.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Mẹ 4 con ly hôn chồng, đại tu nhan sắc sau chuyến du lịch để đời

Stephanie Hanson quyết định bước ra khỏi cuộc hôn nhân 10 năm sau chuyến du lịch tới Hy Lạp để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 40 của mình.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Đang cập nhật dữ liệu !