5 lưu ý khi đạp xe để tránh hại xương

Sau giai đoạn dịch bệnh, nhiều người có xu hướng tìm tới xe đạp như một môn thể thao để tăng cường vận động cho cơ thể, tránh tiếp xúc nhiều so với đến phòng tập.

Nở rộ trào lưu đạp xe
 
Chị Nguyễn Ngọc Hà, (Pháp Vân, Hà Nội) chia sẻ chị bắt đầu đi làm bằng xe đạp được 1 tháng. Từ nhà tới cơ quan 9km sau đó chị Hà lại đạp thêm để cố gắng mỗi ngày đạp xe được 30 km. Tuy nhiên, khi đạp xe được 2 tuần, chị Hà thấy mình bị mỏi cổ vai gáy hơn.
 
Khi chị Hà tìm tới bác sĩ nhờ tư vấn, chị mới biết do mình ngồi sai tư thế gập cổ quá nhiều, làm cản trở hô hấp và làm căng các bó cơ ở cổ và vai. Ngoài ra, khi đạp xe cơ cổ và vai thường hay bị gồng một cách vô thức, nhất là trong những lúc đạp nặng.
 
Phong trào đi xe đạp thể thao trở nên phổ biến với rất nhiều người để rèn luyện sức khỏe. Không chỉ tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường, đi xe đạp đang trở thành trào lưu thể thao thu hút nhiều người với nhiều lứa tuổi tham gia.
 
Tuy nhiên, những ảnh hưởng tới sức khoẻ khi đạp xe sai cách:  Ở nữ giới đạp xe với cường độ lớn sẽ làm vùng xương chậu bị cọ xát, đầu niệu đạo bị ép chặt. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến việc bài tiết, thậm chí là gây xung huyết âm hộ.
 
Ở nam giới, khớp háng là nơi chịu nhiều tác động khi đạp xe với cường độ cao. Nó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Khi các tinh binh chịu tác động quá thường xuyên, liên tục có thể gia tăng gây vô sinh ở nam giới.
 
Theo bác sĩ Phạm Ánh Ngân – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người và nó là biện pháp được dân văn phòng, người lớn tuổi lựa chọn. Bộ môn này không hề kén chọn giới tính hay lứa tuổi. Chỉ cần có niềm đam mê, sự kiên trì luyện tập là bạn có thể sử dụng xe đạp như một cách rèn luyện sự dẻo dai, sức bền.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 


5 lưu ý khi đạp xe

Tuy nhiên, để tham gia đạp xe lâu dài, chúng ta cần lưu ý gì để hành trình được duy trì ổn định, tránh các tổn thương lên cơ khớp do quá trình vận động gắng sức. Đạp xe nhiều có thể gây nên những vấn đề đau mỏi liên quan đến vùng lưng, mông, chi dưới, khớp gối; trong đó đau lưng và đau gối là hai triệu chứng cản trở nhiều nhất.
 
Những yếu tố chính cần lưu ý khi điều chỉnh xe đạp là:
 
Thứ nhất, chiều cao yên: Sự thay đổi 5% chiều cao yên xe ảnh hưởng đến khoảng 35% động học khớp gối. Khi ngồi quá cao so với bàn đạp, cơ hamstring (mặt sau đùi) sẽ bị căng nhiều hơn, lâu dần gây đau. Khi yên xe quá thấp, sức ép lên xương bánh chè sẽ nhiều hơn, gây đau quanh xương bánh chè. Khoảng cách yên xe phù hợp là khi đầu gối gập trong khoảng 25 – 30 độ, để tránh lực tác động quá mức.
 
Thứ hai, khoảng cách yên xe: Khi yên xe lui về sau và hơi rướn người về phía trước sẽ tăng được lực đạp, tuy nhiên nếu yên xe quá xa so với tay cầm, người đạp gắng sức dễ làm tổn thương đến hệ thống gân cơ bánh chè. Chú ý đến cách đặt chân trên bàn đạp cũng sẽ giúp giảm áp lực lên khớp gối trong khi đạp xe.
 
Thứ ba, vị trí ghi đông xe đạp so với yên xe: Điều chỉnh ghi đông xe phù hợp với tính chất đường đạp sẽ giúp tạo tư thế thoải mái cho vùng lưng, cổ, vai và cổ tay. Đối với đạp xe ở đường trong đô thị, ghi đông nên được điều chỉnh sao cho trên hoặc dưới 2.5 cm so với điểm cao nhất của yên xe. Đối với đường đèo hoặc với việc đua thể thao thì vị trí ghi đông nên điều chỉnh từ 5 – 10 cm thấp hơn so với điểm cao nhất của yên xe.
 
Thứ tư, đeo đai lưng – gối: Bác sĩ Ngân cũng cho biết khi đạp xe, bạn nên sử dụng thêm đai lưng. Vì vệc sử dụng thêm đai lưng, đai khớp gối là rất cần thiết đối với những người đã có bệnh lý liên quan đến cột sống, hoặc có chấn thương ở cột sống, khớp gối trước đó. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn loại đai phù hợp cho quá trình vận động của bạn.
 
Thứ năm: Theo dõi sức khoẻ khi đạp xe nếu bạn cảm thấy đau ngực, hụt hơi, choáng váng khi gắng sức, nên thăm khám với bác sĩ để kiểm tra loại trừ các vấn đề bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý tim mạch. Bởi vì đạp xe cũng là môn thể thao sức bền nên không thể chủ quan về các triệu chứng trên.

Với người có bệnh nền, bệnh mãn tính đặc biệt, xương khớp có thể tư vấn thêm bác sĩ để có thể chọn được xe phù hợp với mình hơn. Ví dụ phù hợp với chiều cao, xương khớp của bạn.
 
Ngoài ra, bác sĩ Ngân lưu ý trong quá trình đạp xe, việc bổ sung nước là rất cần thiết để đảm bảo chúng ta không bị mất nước và điện giải qua mồ hôi quá nhiều do vận động. Khi đạp xe bạn vẫn cần phải sử dụng kem chống nắng, khẩu trang và tuân thủ 5K khi đạp xe. 

Khánh Chi 

Khám hậu Covid-19 cho trẻ, có cần phải chụp cộng hưởng từ?

Khám hậu Covid-19 cho trẻ, có cần phải chụp cộng hưởng từ?

Chỉ cần nghe tim, phổi hoặc căn cứ vào phim XQ ngực thẳng đã xác định được tình trạng bệnh. Không phải trẻ em nào cũng cần phải chụp cộng hưởng từ hay cắt lớp vi tính.

Cách lấy lại sức khoẻ, chữa chán ăn hậu Covid-19 cho trẻ

Cách lấy lại sức khoẻ, chữa chán ăn hậu Covid-19 cho trẻ

Sau nhiễm Covid-19, trẻ thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý hỗ trợ cho trẻ nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe.

Vì sao trẻ nhiễm Omicron dễ khiến cha mẹ hoảng sợ?

Vì sao trẻ nhiễm Omicron dễ khiến cha mẹ hoảng sợ?

Nhiều trẻ nhiễm Covid-19 sốt cao liên tục không hạ sốt kèm theo đau bụng, nôn ói khiến không ít ông bố, bà mẹ sợ hãi.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Đang cập nhật dữ liệu !