5 đội quân đại bại dù đã... “dùng vũ khí Mỹ”
Với mục tiêu là “trang bị cho người dân Ukraine khả năng tự vệ” trong cuộc chiến chống lại những cuộc tấn công của phe ly khai ở miền Đông mà Mỹ và phương Tây cho rằng đó là đội quân được Nga hậu thuẫn, có lẽ một dòng chảy vũ khí Mỹ sắp đổ vào Ukraine.
Trong suốt lịch sử thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, nước Mỹ đã không ít lần đổ tiền của và vũ khí cho quân đội của các nước mà họ coi là “đồng minh”. Tuy nhiên, chiến lược này có vẻ như không hiệu quả cho lắm bởi trong hầu hết những lần đó, các đội quân chiến đấu bằng súng đạn Mỹ thường phải đón nhận những thất bại khá chóng vánh và tồi tệ hơn nữa, những vũ khí Mỹ đó lại trở thành nguồn hỏa lực khá mạnh nhắm vào chính nước Mỹ.
Người ta có thể dễ dàng điểm ra 5 ví dụ điển hình nhất và nổi tiếng nhất về số phận của những đội quân này.
Quân đội miền Nam Việt Nam từ 1955 – 1975
Chi phí: 8,7 tỷ USD
Trực thăng Mỹ trong một trận càn ở miền Nam Việt Nam. |
Với lý do cho rằng “cần phải hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa chống lại quân đội Bắc Việt với vũ khí do Nga viện trợ”, kể từ năm 1963, Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là John F. Kennedy đã quyết định nâng mức viện trợ quân sự cho Sài Gòn lên mức 500 triệu USD/năm.
Sang năm 1965, đội quân viễn chinh đầu tiên của Mỹ đặt chân đến Việt Nam và chỉ 2 năm sau đó, con số lính Mỹ đã lên đến hơn nửa triệu quân. Kết thúc cuộc phiêu lưu này, nước Mỹ đã thiệt mạng khoảng 58.000 quân ở chiến trường miền Nam Việt Nam và đến năm 1975, chính quyền mà Mỹ bảo trợ đã sụp đổ chỉ 6 tuần sau khi Mỹ cắt đứt viện trợ.
Afghanistan, 1979-1989
Chi phí: 3 tỷ USD
Núp dưới danh nghĩa Chiến dịch Lốc xoáy (Operation Cyclone), Mỹ đã cùng với Cơ quan tình báo Pakistan trang bị vũ khí và huấn luyện cho hàng chục nghìn binh sỹ Mujahideen chiến đấu chống lại chính quyền Afghanistan “do Liên Xô bảo trợ”.
Lý do của hành động này là Mỹ muốn “chặn bước tiến của Liên Xô trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Trung Đông”.
Nhưng cũng chính những chiến binh Mujahideen này về sau trở thành đội quân Taliban và sử dụng chính những chiếc tên lửa vác vai Stinger do Mỹ trang bị để bắn hạ máy bay Mỹ trong khi quân đội đồng minh do Mỹ cầm đầu mở chiến dịch xâm chiếm Afghanistan kể từ năm 2002.
Somalia, 1982-1987
Chi phí: 217 triệu USD
Trong thời gian này, Mỹ đã trang bị cho quân đội của chế độ Siad Barre từ vũ khí nhẹ cho đến các loại khí tài công nghệ cao như radar, đạn dược, pháo hạng nặng hay cả “siêu pháo” M-198 Howitzers.
Khác với các lần trước, chương trình trang bị vũ khí lần này của Mỹ dành cho quân đội Somali không liên quan đến vấn đề chính trị mà là để đổi lấy quyền được tiếp cận cảng Berbera nằm trong vịnh Aden.
Năm 1991, khi cuộc nội chiến bùng nổ ở Somali, chiến binh của cả 2 bên đều dùng chính những vũ khí Mỹ này để tàn sát lẫn nhau và để… tấn công vào các lực lượng Mỹ khi họ thực thi chiến dịch cứu trợ nhân đạo “Bắn hạ Diều hâu đen” hồi năm 1993.
Gruzia (Georgia) – từ 2002-2003
Chi phí: 64 triệu USD
Xe tăng T-62 của quân đội Nga trong cuộc chiến tranh 5 ngày ở Nam Ossetia (Gruzia) hồi năm 2008 |
Khi đó, Mỹ đã đổ tiền bạc huấn luyện và trang bị cho 2.400 binh sỹ Gruzia để phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố ở vùng Gorge của người Pakistan.
Sau đó, 2.000 binh sỹ này đã tham gia phục vụ trong quân đội liên quân của cuộc chiến trang Iraq. Mỹ còn tiếp tục có nhiều đợt trang bị khác nhằm củng cố quân đội Gruzia với hy vọng sẽ biến quốc gia này thành “hòn đá tảng” chặn đường Nga.
Tháng 8/2008, Gruzia tuyên chiến với Nga và cuộc chiến tranh này chỉ kéo dài trong 5 ngày với thắng lợi tuyệt đối thuộc về quân đội của Moscow.
Syria, từ 2013-2015
Chi phí: Chưa biết
Sau nhiều năm tranh cãi, năm 2013, Mỹ bắt đầu thử nghiệm việc hậu thuẫn các nhóm phiến quân chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad bằng việc trang bị cho họ vũ khí hạng nhẹ, đạn dược. Tuy nhiên, kết quả vẫn chẳng thu được là bao nên kể từ năm ngoái, các nhóm nổi loạn đã nhận được cả vũ khí chống tăng hiện đại của Mỹ.
Đến nay, Syria vẫn là một bài toán khó giải đối với Mỹ bởi chính quyền của ông Assad vẫn tồn tại sau hơn 3 năm nội chiến. Quốc hội Mỹ hiện đang gây sức ép lên chính quyền của ông Barack Obama phải “tiến thêm một bước” nữa bằng việc cung cấp cả tên lửa phòng không hay các loại vũ khí hiện đại khác nhằm sớm lật đổ được chế độ Assad.
Có điều, chương trình này vẫn chưa được chuẩn y bởi lo ngại rằng số vũ khí đó có thể sẽ rơi vào tay của những phần tử Hồi giáo cực đoan hay các nhóm thánh chiến để tấn công lại quân đội Mỹ.