5 bệnh thường gặp sau lũ lụt và cách phòng tránh

Sau lũ lụt sẽ luôn kèm theo dịch bệnh, chính vì thế người dân cần hết sức quan tâm và phòng bệnh trong thời gian tới. Các bệnh như ngoài da, ngộ độc, thậm chí bệnh dại.

 

Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. 

Dưới đây là các bệnh hay gặp sau lũ lụt và cách phòng bệnh.

Nhóm bệnh  ngoài da

Lũ lụt lội nước nhiều thường gây ra bệnh ngoài da như nước ăn chân. Nước ăn chân một bệnh nhiễm trùng do nấm thường bắt đầu từ những kẽ ngón chân. Tổn thương gây ngứa, mẩn đỏ, bong tróc da, mụn nước và lở loét, chân có mùi hôi thối. Bệnh có thể gặp ở háng nếu ngâm nước bẩn ngập sâu, ở bàn tay khi sử dụng tay gãi vào vùng tổn thương. Điều trị nước ăn chân bằng kem chống nấm.

Những người ra mồ hôi chân nhiều dễ bị bệnh này, chủ yếu bàn chân trái. Kinh nghiệm dân gian điều trị khá hiệu quả là dùng lá mướp khô đốt thành than rắc lên vùng tổn thương. Ngoài ra, có thể ngâm chân trong nước lá trầu không, lá ổi, lá lốt, rau sam, hay ngâm trong giấm; thay đổi môi trường pH cũng có tác dụng chống nấm.

Có một tổn thương khác nguy hiểm hơn nước ăn chân, đó là bàn chân ngâm nước lâu.

Tổn thương xảy ra khi chân ngâm trong nước một thời gian dài, gây nên tình trạng loạn dưỡng, da nhăn nheo, lạnh, tê buốt như kim châm và có thể khá đau. Tổn thương nặng hơn là xuất hiện ngứa, sưng nề, nổi các mụn nước, rồi lở loét. 

Bệnh Whitmore

Lũ lụt cũng là cơ hội để bệnh Whitmore phát triển. Bệnh còn gọi là Melioidosis do sự xâm nhập của chủng vi khuẩn “ăn thịt người” là burkholderia pseudomallei.

Bệnh có thể tử vong hoặc nhiễm trùng mãn tính dai dẳng nhiều năm.

Để phòng tránh nước ăn chân hay hội chứng bàn chân ngấm nước, đặc biệt là bệnh Whitmore, điều quan trọng là giữ cho bàn chân khô ráo sạch sẽ. Trong lũ lụt, rất khó để không bị ngâm chân trong nước, nhưng bất cứ khi nào có thể giúp bàn chân khô ráo đều phải tận dụng, kể cả thời gian giữ cho bàn chân khô chỉ vài phút.

Bệnh đường tiêu hóa

Các bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất như tiêu chảy cấp, rotavirus, tả, lị, thương hàn, viêm gan A và E, các bệnh giun sán.

Nguyên nhân dịch bệnh là sau lũ lụt môi trường ẩm ướt, các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng có cơ hội sinh sôi nảy nở. Nguồn nước bị ô nhiễm là tác nhân chính, đặc biệt là rác thải, nước thải sinh hoạt hòa vào dòng lũ, phân, xác động thực vật chết.

{keywords}
5 bệnh thường gặp do mưa lũ

Ngộ độc thực phẩm, do thức ăn ôi thiu, không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Ngoài ra, ngộ độc hóa chất do nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt là ngộ độc thuốc trừ sâu ở các vùng nông thôn.

Để phòng bệnh, cần thực hiện ăn chín, uống sôi, nguồn nước phải đảm bảo vệ sinh, tốt nhất dùng nước uống đóng chai, hoặc nước đã qua lọc và xử lí theo hướng dẫn của cán bộ y tế tại địa phương. Vì thời gian bùng phát dịch sau lũ khoảng 1 tuần, nên ngay khi nước rút, phải ngay lập tức tổng dọn vệ sinh, đảm bảo không để nước bẩn ứ đọng, bùn đất và chất thải phải được xử lí, phân và xác động vật phải được thu gom sạch sẽ.

Bệnh do muỗi

Khi lũ lụt xảy ra, dòng nước lớn sẽ xóa sạch các nơi sinh sản của muỗi, nhưng muỗi sẽ quay trở lại phát triển mạnh mẽ ngay khi nước rút, thông thường sau lụt 6-8 tuần dịch bệnh xuất hiện.

Các dịch bệnh thường gặp gồm sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản…

Ví dụ viêm não Nhật Bản, mầm bệnh thường ở gia súc gia cầm, muỗi hút máu động vật nhiễm virus, rồi truyền sang người qua vết đốt. Không để các vũng nước tù đọng, diệt cung quăng bọ gậy, diệt muỗi, ngủ màn là những việc hết sức quan trọng để phòng bệnh cho bản thân và cho cộng đồng.

Tai nạn do thương tích

Nhóm tai nạn thương tích bao gồm đuối nước, tai nạn do tường đổ, cây cối đổ, điện giật, rắn rết cắn, chó dại cắn.

Nên nhớ sau mưa lũ, những loài động vật máu nóng đi lạc như chó, mèo, cáo, cầy, gấu trúc; đều có nguy cơ truyền bệnh cho người thông qua vết cắn, hoặc thông qua liếm vào vết xây sát da niêm mạc.

Những loài máu lạnh như gia cầm, chuột, thỏ không gây bệnh dại.

Virus dại từ vết thương di chuyển đến tủy sống và lên não mới gây ra triệu chứng, trung bình mỗi ngày virus di chuyển được 12-24mm, vì thế mà thời gian ủ bệnh có thể là 1 tuần nếu vết thương ở gần não như vùng mặt, cổ và ngực; nhưng cũng có thể ủ bệnh nhiều tháng cho đến vài năm. Khi phát bệnh thì khả năng tử vong 100%.

Bởi vậy, phòng tránh không để các loài mang virus dại cắn, không chơi đùa với chó mèo chưa tiêm phòng dại đầy đủ hoặc không rõ nguồn gốc. Nếu không may bị cắn, hãy rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy xả mạnh 15 phút, nước ấm càng tốt, sau đó rửa bằng cồn 70 độ; đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng dại.

Ngoài ra, khi tránh mưa lũ, dòng người sẽ di cư đến nơi cao hơn và an toàn hơn, mật độ dân số tăng đột biến cũng là nguyên nhân xuất hiện các bệnh như đau mắt đỏ, viêm phổi, sởi, uốn ván, viêm mãng não mô cầu.

 Khánh Chi 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !