3 nước ASEAN ủng hộ nỗ lực của Philippines ở Biển Đông

Ít nhất 3 thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ sẽ hỗ trợ sáng kiến ba điểm của Philippines với hy vọng sẽ giải quyết những căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose, Ngoại truonwgr Albert del Rosario gần đây đã có chuyến công du tới Việt Nam, Brunei và Indonesia. Chuyến thăm là mục tiêu của Manila trong việc tìm kiếm sự ủng hộ đối với kế hoạch hành động 3 điểm (TAP), bao gồm phương pháp tiếp cận, giải quyết các khiêu khích và gây mất ổn định trong khu vực. Đặc biệt, ưu điểm của TAP là không làm ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ hiện tại.

3 nước ASEAN ủng hộ nỗ lực của Philippines ở Biển Đông - ảnh 1

Một ASEAN đoàn kết. Tranh tuyên truyền của chương trình giáo dục trẻ em trong khu vực ASEAN.

Ông Jose cho biết, cả 3 quốc gia kể trên đều đã có phản hồi tích cực, “Cho đến nay, trong số ba nước (mà Ngoại trưởng del Rosario) đã đến thăm, tất cả đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến này”.

Trong tuần này, phái đoàn Philippines sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 47 và các cuộc họp liên quan đang được tổ chức tại Nay Pyi Taw, Myanmar từ ngày 05-10/8. Phía Manila sẽ “cố gắng để chủ động trong các cuộc họp ASEAN khác nhau”, ông Jose nói.

TAP là bước đi cụ thể chính thức đầu tiên mà Philippines công bố vào cuối tháng 6/2014 khi căng thẳng ở Biển Đông dâng cao do Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HYSY 981) vào vùng biển ngoài khơi Việt Nam.

Theo từ Manila Bulletin, sáng kiến này là một phương pháp tiếp cận ngay lập tức, nó kêu gọi một lệnh cấm các hoạt động cụ thể khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông. “Cách tiếp cận này sẽ mang đến sự chú ý cần để định nghĩa cụ thể hơn về Điều 5 của Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC)”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.

Về phương pháp trung gian, TAP nhấn mạnh sự cần thiết và kêu gọi thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC cũng như yêu cầu nhanh chóng thống nhất về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Về phương pháp tiếp cận cuối cùng, TAP nhấn mạnh sự cần thiết của cơ chế giải quyết tranh chấp đưa đến một giải pháp cuối cùng và lâu dài dựa trên luật pháp quốc tế.

Bốn quốc gia thành viên ASEAN, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đang bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông.

Bộ này cũng cho biết, những căng thẳng ở Biển Đông có mối quan hệ với các quốc gia ASEAN, khiến "gia tăng sự hồ nghi, nâng cao sự nguy hiểm của cuộc xung đột không mong muốn trong khu vực".

Theo Bộ Ngoại giao Philippines, để "ngay lập tức làm đúng theo quy định của pháp luật", cộng đồng quốc tế "phải có những hành động kiên quyết để giảm căng thẳng", đồng thời thực hiện các công việc khác để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

"Philippines hy vọng rằng các bên có tuyên bố chủ quyền, các nước ASEAN khác và các quốc gia đối thoại với ASEAN sẽ nên cởi mở xem xét đề nghị này. Vì nó có tính toàn diện, xây dựng và nhiều sáng kiến khác nhau. Philippines đã được các nước khác ủng hộ về vấn đề Biển Đông trong những năm qua”, Bộ này nói thêm.

Philippines cũng các nước trong khu vực sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM-47), Hội nghị Bộ trưởng Bưu chính ASEAN (PMC), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN +3 (APT-15), Hội nghị cấp cao Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á lần thứ tư (EAS FMM-4 ), và Diễn đàn Khu vực ASEAN 21 (ARF-21).

Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN (SOM ASEAN) sẽ được tổ chức trước đó để chuẩn bị cho các cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao.

Hội nghị ASEAN +1, EAS và ARF sẽ cung cấp các cơ hội cho các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Bộ trưởng Ngoại giao của các đối tác đối thoại cùng trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng cùng quan tâm. Chẳng hạn như mối quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực và tình hình ở Đông Á, Biển Đông, Trung Đông, Bắc Phi và Ukraine.

Trong các cuộc họp, các thành viên ASEAN sẽ thảo luận với nhau và với các đối tác đối thoại một số vấn đề khu vực và toàn cầu bao gồm cả Trung Đông, Bắc Phi, và khủng hoảng Ukraine, đặc biệt là vụ bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines, cũng như tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Họ cũng sẽ tìm hiểu cách thức và phương tiện tăng cường hợp tác với các đối tác như Liên minh châu Âu và Mỹ để giải quyết các vấn đề mới, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như kiểm soát biên giới.

Liên quan đến đề xuất các cơ chế khác để ngăn chặn sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Jose cho biết Nhóm công tác ASEAN vẫn còn làm việc về Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

"Tôi nghĩ rằng họ có ít nhất ba cuộc họp và họ vẫn đang đàm phán về COC", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines nói, "Nhưng tất nhiên ASEAN bày tỏ mong muốn nhìn thấy kết quả chính thức của đàm phán COC".

Trong sự kiện ASEAN tuần này tại Nay Pyi Taw, Jose cho biết ít nhất bảy cuộc gặp song phương đã được phái đoàn Philippines sắp xếp.

"Tôi không thể nêu chi tiết nhưng chúng tôi đã đề nghị sắp xếp các cuộc gặp song phương và đáp ứng yêu cầu của các nước khác với Philippines", ông nói.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin của tờ Manila Bulletin.


Minh Anh (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !