3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong tập thể dục khi mang thai
Thai phụ cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây để quá trình vận động trong giai đoạn mang thai đạt kết quả tốt nhất, cũng như luôn giữ được an toàn cho mẹ và thai nhi nhé!
1. Cường độ tập thể dục thay đổi trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ
Trong cuộc sống, phụ nữ sau khi mang thai thường trở nên thận trọng, luôn lo lắng nếu không cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, thật khó tin khi thấy một người nào đó tham gia chạy marathon khi mang thai.
Trên thực tế, các bà mẹ tương lai cũng nên tham gia một số bài tập thể dục khi mang thai, điều này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe thai nhi mà còn giúp việc sinh nở dễ dàng hơn, tuy nhiên, việc tham gia tập thể dục khi mang thai phải kiểm soát được cường độ tập luyện ở các giai đoạn khác nhau.
Chẳng hạn như mới mang thai, cường độ tập luyện không nên quá lớn, lúc này trứng đã thụ tinh đang trong giai đoạn làm tổ, nếu cường độ tập luyện quá cao sẽ dễ gây sảy thai. Cường độ tập thể thao có thể tăng từ từ trong tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này thai nhi đã tương đối ổn định nên thai phụ có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như bơi lội, chạy nhẹ nhàng… Ở giai đoạn sau, cường độ vận động không nên quá lớn, vì có nguy cơ dẫn đến sinh non.
2. Lao động và thể thao không giống nhau
Qua tra cứu thông tin, các bà mẹ tương lai biết được việc duy trì vận động hợp lý khi mang thai có nhiều lợi ích nhưng có thể họ hiểu sai, cho rằng tăng cường độ lao động thường đồng nghĩa với việc tham gia thể thao, thực tế không phải vậy.
Việc lao động, làm việc với cường độ cao làm cho các bà mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi, nhưng khi tập thể dục và tham gia các môn thể thao, tâm trạng thường thoải mái hơn, và bạn có thể tự kiểm soát cường độ tập nên không ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như sức khỏe của bạn.
3. Có sự khác biệt lớn giữa các mẹ bầu
Có sự khác biệt rất lớn giữa các mẹ bầu, điều này liên quan đến thói quen tập thể dục của mẹ bầu trước khi mang thai, một số mẹ bầu đã tập thể dục chuyên nghiệp từ trước nên sẽ khác với những mẹ bầu không có thói quen tập thể dục.
Theo đó, tùy vào mức độ tập luyện của thai phụ trước khi mang thai để tính toán cường độ luyện tập khi mang thai. Theo đó, lúc mang thai, cường độ luyện tập chỉ nên bằng 60% so với cường độ luyện tập lúc chưa mang thai.
Sau khi đọc những điều này, bây giờ bạn đã biết những lưu ý cho các bà mẹ tương lai khi tham gia tập thể dục khi mang thai chưa? Tất nhiên, không phải tất cả các bà mẹ tương lai đều thích hợp để tham gia các môn thể thao, đối với những bà mẹ mang thai bị tăng huyết áp thai kỳ và lượng đường trong máu cao thì không nên tham gia các môn thể thao vận động, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng.
Hạ Thảo