20 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2020 nhận tài trợ từ Nafosted

Như thông lệ, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã chọn ra 20 đề tài nghiên cứu trong danh mục nghiên cứu ứng dụng từ các trường Đại học trên cả nước để hỗ trợ kinh phí. 

Với mục tiêu tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, bao gồm nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. Trong những năm qua, Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia đã lựa chọn ra nhiều nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nhiệm vụ đột xuất, tiềm năng để hỗ trợ tín dụng, cấp kinh phí ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

{keywords}
Nafosted là một trong những quỹ phát triển KH&CN hoạt động hiệu quả và có tầm ảnh hưởng trong giới nghiên cứu nước nhà (Ảnh minh họa)

Qua 10 năm hoạt động, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) đã khẳng định được vai trò tích cực trong thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước, trở thành một thương hiệu gắn với chất lượng nghiên cứu khoa học của Việt Nam, được cộng đồng các nhà khoa học đánh giá là bước đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý KH&CN tại Việt Nam. Trong 10 năm hoạt động, Nafosted đã được cộng đồng các nhà khoa học ghi nhận, trở thành một kênh tài trợ, hỗ trợ quen thuộc của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu.

Tính đến hết năm 2017, Quỹ đã thực hiện tài trợ, hỗ trợ cho gần 2.800 nhiệm vụ KH&CN, hỗ trợ 850 hoạt động nâng cao năng lực KH&CN quốc gia. Tài trợ của Nafosted đã góp phần quan trọng vào phát triển nguồn nhân lực KH&CN; nâng cao năng suất KH&CN quốc gia, chất lượng nghiên cứu; đóng góp vào giải quyết các vấn đề KH&CN cấp thiết; hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN...

Nafosted bắt đầu triển khai các hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ năm 2009, các hoạt động của Nafosted hướng tới tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình tài trợ, hỗ trợ, thống nhất phương thức tổ chức thực hiện giữa lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, tăng cường hỗ trợ nhóm nghiên cứu mạnh, nguồn lực KH&CN, hoạt động hợp tác quốc tế.

Từ định hướng chiến lược nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng chất lượng và duy trì số lượng kết quả nghiên cứu khoa học do Quỹ tài trợ được công bố quốc tế. Đảm bảo vai trò chủ chốt của nhà khoa học Việt nam trong các công trình khoa học do Quỹ tài trợ. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và viện nghiên cứu, tạo dựng môi trường nghiên cứu có tính liên tục và kế thừa. Trong năm nay, Nafosted vẫn tiếp tục triển khai nhiều hoạt động tài trợ như thông lệ.

Trong danh mục đề tài nghiên cứu ứng dụng 2020, Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia đã phê duyệt 20 đề tài ở nhiều lĩnh vực như khoa học xã hội và nhân văn (05 đề tài); khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghiệp (12 đề tài); khoa học y, dược và nông nghiệp (03 đề tài) theo Quyết định số 157/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 30/10/2020.

Cụ thể, Viện Khoa học vật liệu có 02 đề tài nghiên cứu ứng dụng được Nafosted tài trợ năm 2020 trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, gồm đề tài "Nghiên cứu ứng dụng vật liệu cácbon cấu trúc nano gia cường cho lớp mạ điện hợp kim" của nhóm nghiên cứu TS. Bùi Hùng Thắng (Trung tâm Ứng dụng và triển khai công nghệ), và Đề tài "Nghiên cứu và chế tạo các thiết bị phục hồi chức năng cho điều trị vôi hoá cột sống, giảm đau và cho phục hồi nhanh vết thương" thuộc nhóm nghiên cứu của TS. Tống Quang Công (Phòng Laser bán dẫn).

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM năm nay có tới 3 dự án được tài trợ, bao gồm đề tài “Nghiên cứu phát triển các chế phẩm nano từ cây neem dùng để phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng trên tôm nước lợ” của nhóm nghiên cứu do PGS.TS Trần Lê Quan làm chủ nhiệm, đề tài nghiên cứu “phát sinh và sắp xếp các trường hợp kiểm thử trong kiểm thử tự động giao diện ứng dụng Web” do TS Nguyễn Văn Vũ làm chủ nhiệm, đề tài “Cấu trúc chủng nấm nem S.cerevisiae biểu hiện protein bề mặt Omp38 từ vi khuẩn gây xuất huyết cá tra Aeromoas hydrophila trên bề mặt bào tế bào” do TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh làm chủ nhiệm.

Ngoài ra, đợt tài trợ năm 2020 còn có sự góp mặt của một số đề tài nghiên cứu đáng chú ý khác như “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống Quang điện-nông nghiệp thân thiện môi trường dựa trên công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời” do TS Vũ Ngọc Hải (Trường Đại học Phenikaa) làm chủ nhiệm, “Nghiên cứu chế tạo băng gạc tài nano curcumin ứng dụng điều trị vết thương ở da” do TS Trịnh Như Thùy (Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP.HCM) làm chủ nhiệm và đề tài “Phát triển hệ thống truyền dữ liệu gigabit có độ tin cậy cao kết hợp thông minh giữa laser và sóng vô tuyến cho vùng có địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt” do TS Nguyễn Tấn Hưng (ĐH Đà Nẵng) làm chủ nhiệm.

Theo thông báo từ Nafosted, Cơ quan điều hành Quỹ đã tổ chức rà soát nội dung, dự toán kinh phí của các nhiệm vụ thuộc Danh mục nêu trên trong tháng 11/2020 và thông báo tới các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài để hoàn thiện thuyết minh cũng như ký hợp đồng tài trợ sau khi Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt Danh mục kinh phí tài trợ.

Lưu Điệp

Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

 

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020

​Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển

Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.

Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.

 

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.

Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học

Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh

Đang cập nhật dữ liệu !