12 xã của Cát Hải, Hải Phòng được công nhận là xã đảo

Ngày 23/11/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận 12 xã, thị trấn của huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng là xã đảo.

Theo nội dung của Quyết định 1859/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ mới ký, 12 xã, thị trấn thuộc huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng đã được công nhận là xã đảo gồm: Xuân Đám, Hiền Hào, Phù Long, Gia Luận, Việt Hải, Trân Châu, Văn Phong, Nghĩa Lộ, Đồng Bài, Hoàng Châu và thị trấn Cát Bà, thị trấn Cát Hải.

Các xã, thị trấn nêu trên được thực hiện chính sách ưu đãi đối với xã đảo theo quy định hiện hành.

Ảnh minh họa

Huyện Cát Hải được thành lập năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện đảo Cát Bà và Cát Hải cũ. Địa bàn huyện Cát Hải ngày nay vốn là một đơn vị hành chính được thành lập vào loại xưa nhất của thành phố Hải Phòng. 

Huyện đảo Cát Hải hiện có 10 xã và 2 thị trấn. Ngoài cư dân bản địa, dân Cát Hải là người cộng đồng muôn phương, thạo nghề sông nước như Thái Binh, Nam Đinh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Quảng Ninh…

Huyện đảo Cát Hải có vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Hải Phòng và của vùng Đông Bắc tổ quốc. Trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, các thế hệ người dân huyện đảo đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Diện tích tự nhiên của huyện là 345km2, bao gồm hai đảo lớn: Cát Hải diện tích xấp xỉ 40km2 và Cát Bà hơn 300 km2. Huyện Cát Hải nằm ở phía Bắc giáp huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) qua dòng sông Phượng; phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đông và Nam là vịnh Bắc Bộ. Dân số là29.899 người (tính đến tháng 6/2010), gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn Cát Bà, Cát Hải và các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu, Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào.

Quần đảo Cát Bà chủ yếu là địa hình karstơ nhiệt đới bị ngập chìm do biến tiến gần đây. Hoạt động karstơ đã tạo nên cảnh quan độc đáo, nhiều dạng địa hình đặc biệt như hang động, măng đá, chuông đá, các giếng, phiễu karstơ và các thung lũng karstơ.

Đảo chính Cát Bà rộng khoảng 144km2, chỗ cao nhất 331m, là đảo đá vôi lớn nhất trong hệ thống quần đảo phía nam vịnh Hạ Long và vùng ven bờ tây Biển Đông.

Về tài nguyên khoáng sản, ngoài đá vôi, đảo Cát Bà còn có nguồn nước khoáng (xã Xuân Đám có mỏ nước khoáng nóng 38 độ C) có giá trị. Cát Bà có các hệ sinh thái tiêu biểu như: rừng mưa nhiệt đới trên núi đã vôi. rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm rong cỏ biển, hệ sinh thái hang động, túng áng…Rừng nguyên sinh trên đảo, có đa dạng sinh học cao, đã thống kê được 745 loài thực vật, trong đó có những loài gỗ quý như kim giao, trai lỳ, chò đãi lát hoa và nhiều cây làm thuốc, như thuyết giác, hương nhu, bình vôi, cốt toái, kim ngân, lá khôi…

Hệ động vật trên cạn có trên 200 loài, gồm khoảng 20 loài thú, 69 loài chim, 15 loài bò sát và 11 loài lưỡng cư; trong đó có 10 loài thú và 6 loài chim quý hiếm như: voọc đầu trắng (còn gọi là voọc đầu vàng), mèo rừng, khỉ đuôi vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, nai, hoẵng, sơn dương, cầy nhông, nhím, trăn gấm, rắn hổ mang chúa, kỳ đã, tắc kè, thạch sùng bay, chim cu gáy, chim đa đa, cu xanh, chim ngói và 2 loài chim nước là vịt trời, sâm cầm…

Đặc biệt, loài đặc hữu voọc đầu trắng duy nhất trên thế giới chỉ còn vài chục cá thể ở quần đảo và đã trở thành biểu tượng của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà. Sinh vật biển thuộc vùng biển - đảo Cát Hải cũng rất phong phú, đa dạng, với trên 1.200 loài, thì có tới 30 loài cỏ biển, 36 loài thực vật ngập mặn, 590 loài động vật đáy, 20 loài san hô, 207 loài cá; trong đó có không ít loài thuộc loại quý hiếm được ghi vào danh sách đỏ Việt Nam và nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế cao như: rong guột, rong đã đá cong, rong mơ mềm, ốc đụn, tu hài, trai ngọc, đồi mồi,rùa da, vích, sò huyết, cá mục, cua bể, cá song, cá thu, cá chim, ghẹ…

Vịnh Lan Hạ (Cát Bà) là một trong những vịnh biển đẹp nhất trong quần thể danh thắng vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới) và cũng chính vì vậy, phần lớn đảo Cát Bà được công nhận là khu dự trữ quyển thế giới.

Mới đây, Bộ Chỉ huy Biên Phòng Hải Phòng phối hợp với Sở Tư pháp và UBND huyện Cát Hải vừa tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển, đảo cho cán bộ, nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cát Hải.

Tại các địa phương, báo cáo viên của Bộ chỉ huy Biên phòng thành phố và Sở tư pháp thành phố đã tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam; công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc trong tình hình mới; một số văn bản quy phạm pháp luật về tăng cường ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá của Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; công tác bảo hộ, xử phạt ngư dân lén lút xâm phạm vùng biển các nước để khai thác hải sản và tuyên truyền nội dung cơ bản của Luật dân sự

Ngoài việc tổ chức tuyên truyền tại hội nghị, Bộ Chỉ huy Biên Phòng Hải Phòng, Sở Tư pháp và UBND huyện Cát Hải còn tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền cho bà con Nhân dân các địa phương, trong đó có các ngư dân trên các phương tiện khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển.
X.P

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !