10 năm, diện tích rừng Amazon bị phá hủy tương đương nước Anh
Trung tâm Mạng thông tin Amazon vừa công bố điều tra ở Bolivia. Điều tra này cho thấy khoảng 240.000 km2 diện tích rừng nhiệt đới Amazon đã bị tàn phá trong khoảng thời gian 10 năm. Thủ phạm chính là việc khai thác gỗ bất hợp pháp, xây dựng đường cao tốc, khai thác mỏ, nông nghiệp và chăn nuôi, xây dựng các đập thủy điện và khoan thăm dò dầu khí.
Một vùng rộng lớn rừng Amazon bị phá hủy ở Brazil |
63% của rừng nhiệt đới có diện tích 6,1 triệu km2 nằm ở Brazil và 80,4% sự tàn phá rừng 10 năm qua cũng xảy ra ngay trên quốc gia này. Đất nước Peru chịu trách nhiệm về 6,2% nạn phá rừng, Colombia đứng thứ ba với 5%. Tốc độc phá rừng Amazon tại Brazil và các nước khác đã chậm lại, ngoại lệ khi Colombia và Guiana không nằm trong diện này, nghiên cứu của Trung tâm Mạng thông tin Amazon đã công bố.
Viện nghiên cứu Vũ trụ của Brazil cho biết nạn phá rừng đã ở mức thấp nhất kể từ khi nó bắt đầu phá hủy các khu rừng nhiệt đới vào năm 1988. Viện đã thêm rằng các số liệu mới nhất cho thấy Brazil đang tiến gần đến mục tiệu giảm nạn phá rừng đến 80% đến năm 2020 (lấy mức phá rừng của năm 1990 làm tiêu chuẩn). Qua tháng 7/2012, nạn phá rừng đã giảm xuống 76,26%.
Khoảng 20% rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đã bị phá hủy. Nhưng bắt đầu từ năm 2008, chính phủ nước này đã tăng cường thực thi pháp luật, sử dụng các hình ảnh vệ tinh để theo dõi việc tiêu hủy và gửi cảnh sát môi trường tới các khu vực nơi nạn phá rừng bất hợp pháp đã xảy ra với tốc độ nhanh nhất của nó.
Rừng nhiệt đới Amazon được coi là một trong những nơi quan trọng nhất bảo vệ thế giới tự nhiên, chống lại sự nóng lên toàn cầu vì khả năng hấp thụ một lượng lớn khí CO2. Khoảng 75% lượng khí thải của Brazil được tiêu tán tại Amazon, thảm thực vật lớn nhất thế giới. Brazil là nước thải khí CO2 lớn thứ 6 thế giới, ước tính nó thải ra 400 triệu tấn khí Carbon Dioxin vào bầu khí quyển mỗi năm.