Xung đột Nga - Ukraine sẽ thế nào vào mùa đông?

Các chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng Nga – Ukraine tiến hành đàm phán hòa bình vào năm tới, sau khi trải qua những cuộc giao tranh khốc liệt trong mùa đông lạnh giá.

Chia sẻ với hãng tin Al Jazeera, giới chuyên gia nhận định xung đột Nga – Ukraine vào mùa đông năm nay có thể sẽ phải chứng kiến tình trạng bế tắc kéo dài và đẫm máu, do không bên nào chịu lùi bước. 

Đại tá nghỉ hưu Seth Krummrich đang giữ chức Phó chủ tịch công ty tư vấn an ninh Global Guardian ở Mỹ chia sẻ, “mùa đông sẽ chỉ làm tăng thêm sự khốn khổ, và không bên nào giành được bước đột phá về mặt chiến thuật hoặc hoạt động”.

nga ukraine 2.jpg
Binh sĩ Ukraine. Ảnh: The Independent

Ukraine triển khai phản công từ đầu tháng 6 và đã lấy lại được một nửa diện tích đất mà Nga giành quyền kiểm soát hồi đầu năm. Tuy nhiên, quân đội Ukraine lại thất bại trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược là cắt đôi lực lượng Nga ở phía đông. Nhưng các chỉ huy cấp cao của Ukraine khẳng định binh sĩ nước này sẽ tiếp tục phản công trong suốt mùa đông. 

"Ukraine sẽ đẩy mạnh tấn công trong mùa đông. Khi mặt đất đóng băng, quân đội Nga cũng sẽ cố tìm cách tiến quân. Nhưng binh sĩ 2 bên không muốn như vậy. Bởi đó sẽ là thảm họa và khiến thêm nhiều người thiệt mạng”, ông Krummrich nói. 

Ông Konstantinos Grivas tại Học viện Lục quân Hellenic ở Hy Lạp, nhận định cả Nga và Ukraine đều sẽ "mắc kẹt trong cuộc chiến tiêu hao".  Ông cho rằng trong thời gian tới, cả 2 bên sẽ không thể tạo ra lợi thế về công nghệ hoặc chiến thuật, vì họ đang chủ yếu phòng thủ.

"Hỏa lực và hệ thống phòng thủ thụ động như bãi mìn và chiến hào dường như vô hiệu hóa năng lực của lực lượng không quân và bộ binh cơ giới. Nếu có bước đột phá quan trọng, đó sẽ là sự sụp đổ do kiệt sức. Giống như một trận đấu quyền anh, võ sĩ không thể chịu thêm đòn đánh, chứ không phải thua do cú knock-out", ông Grivas nhấn mạnh. 

Chiến lược giành chiến thắng 

Dù cả Nga và Ukraine đều có chiến lược để giành phần thắng, nhưng cho tới nay họ chưa thành công.

Moscow từng hy vọng về sự sụp đổ nhanh chóng của các lực lượng vũ trang Ukraine, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Khi mục tiêu này thất bại, Nga đã phóng khoảng 10.000 tên lửa vào các thành phố Ukraine để phá vỡ ý chí chiến đấu của binh sĩ đối phương.

nga ukraine 3.jpg
Ảnh minh họa

Vào mùa đông năm ngoái, Nga đã tấn công dồn dập vào các trạm điện của Ukraine, gây ra tình trạng mất điện diện rộng. Còn vào tháng 7 năm nay, Nga đã không kích các cơ sở hạ tầng cảng để ngăn Ukraine xuất khẩu ngũ cốc. 

Để ngăn làn sóng tấn công của Nga, các đồng minh phương Tây đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không, linh kiện và máy phát điện khẩn cấp để duy trì nguồn điện. Họ còn chuyển tên lửa tầm trung để Ukraine kết hợp với các máy bay không người lái (UAV) nội địa để tấn công Hải quân Nga, cũng như tạo ra lối đi an toàn cho tàu buôn. 

Thậm chí, Ukraine đã thử chiến lược tấn công của riêng mình bằng cách sử dụng những vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào hậu phương của Nga nhằm làm gián đoạn việc cung cấp vũ khí cho tiền tuyến. Tuy nhiên, Nga đã chuyển kho dự trữ ra khỏi tầm bắn của quân đội Ukraine, và tìm đường vận chuyển thay thế. Ukraine còn phóng UAV tấn công các cơ sở sản xuất tên lửa của Nga, nhưng cũng không thể gây ra thiệt hại lớn. 

Gần đây nhất, Ukraine đã đề nghị phương Tây viện trợ tiêm kích F-16 với hy vọng thay đổi cục diện xung đột. Song theo các chuyên gia, F-16 không thể phá vỡ thế bế tắc.

"Ngay cả khi có F-16, Ukraine cũng không thể sử dụng chúng một cách hiệu quả, do phi công cần hàng nghìn giờ huấn luyện. Tiêm kích F-16 sẽ chưa thể hoạt động hiệu quả ở Ukraine cho tới năm 2025”, ông Andreas Iliopoulos, cựu phó chỉ huy quân đội Hy Lạp nhận định. 

Hồi tháng 10, Kiev cho biết Nga đã tích trữ hơn 800 tên lửa ở bán đảo Crưm để chuẩn bị cho chiến dịch tập kích cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa đông. Với khả năng duy trì kho vũ khí và nguồn nhân lực quy mô lớn, một số nhà quan sát cho rằng thời gian đang đứng về phía Nga.

"Ukraine có thể sẽ thua trong cuộc chiến tiêu hao kéo dài, bởi đây vốn là cuộc chiến không cân sức", Giáo sư John Mearsheimer tại Đại học Chicago của Mỹ nhấn mạnh. 

Trên thực tế, xung đột Nga – Ukraine kéo dài cùng với việc Kiev không thể tạo ra bước đột phá lớn trong quá trình phản công đã khiến các nước phương Tây cảm thấy mệt mỏi, cũng như dần cạn kinh phí và vũ khí để tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng lực chiến đấu của các lực lượng quân sự Ukraine trong tương lai. 

Washington đã hỗ trợ cho Ukraine số vũ khí quân sự trị giá hơn 76 tỷ USD, cùng các khoản hỗ trợ khác kể từ khi Nga – Ukraine xảy ra xung đột. Song mới đây Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby đã phải thừa nhận, chính quyền của Tổng thống Joe Biden chỉ còn thời gian đến cuối năm nay, trước khi việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trở nên “thực sự khó khăn”.

Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky vẫn khẳng định sẽ không đàm phán, nếu binh sĩ Nga còn ở lại trên lãnh thổ Ukraine. Trái lại, Tổng thống Vladimir Putin có phát biểu ngụ ý mở đường đàm phán với Kiev.

"Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán hòa bình với Ukraine. Tất nhiên, chúng ta nên nghĩ về cách ngăn chặn thảm kịch này", ông Putin nói tại cuộc họp của nhóm G20 hôm 21/11. 

Còn ở thời điểm hiện tại, theo các chuyên gia, cả Nga và Ukraine vẫn thể hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ, và về trung hạn sẽ chưa có bên nào giành được phần thắng. 

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !