Điểm khác biệt của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 so với xung đột Nga-Ukraine

Cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày càng mở rộng về tính chất và quy mô khi sự tham gia của Mỹ và phương Tây vào cuộc chiến này ngày càng rõ nét.

Các chuyên gia của Hội đồng Nga về Quan hệ Quốc tế mới đây đã xem xét sự khác biệt trong mâu thuẫn Nga với Mỹ và phương Tây qua các cuộc xung đột, cụ thể là cuộc khủng hoảng tại Cuba (thuộc khu vực Caribe) năm 1962 và cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện tại.

Căng thẳng Nga-Ukraine có thể dẫn đến “Khủng hoảng Caribe 1962” mới ở ngay tại châu Âu. (Ảnh: Pixabay)

Ngày nay, việc xem xét những điểm tương đồng giữa tình trạng hiện tại của mối quan hệ Nga-Mỹ và cuộc khủng hoảng Caribe năm 1962 đã ngày càng được quan tâm. Thế giới đang tiến rất gần đến lễ kỷ niệm 60 năm quyết định của chính quyền John F. Kennedy áp đặt phong tỏa Cuba. Quyết định này được thông qua tại Nhà Trắng vào tối ngày 20/10/1962, sau đó cuộc khủng hoảng bước vào giai đoạn gay gắt.

Ngoài sự giống nhau trong tính chất của cuộc chiến là cuộc đối đầu quân sự - chính trị giữa Nga và Mỹ, có một số điểm khác biệt cơ bản giữa hai cuộc chiến này, cho thấy sự nguy hiểm chưa từng có của tình hình hiện nay khi so sánh với những sự kiện kịch tính vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Dưới đây là một số điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai cuộc chiến:

Năm 1962, Cuba đồng ý để Liên Xô đặt tên lửa đảo. (Ảnh: AP)

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng Caribe chỉ thoáng qua - chưa đầy hai tuần trôi qua từ quyết định phong tỏa Cuba đến khi bắt đầu tháo dỡ các tên lửa R-12 của Liên Xô trên đảo.

Còn cuộc khủng hoảng hiện tại đã kéo dài gần 8 tháng, nó từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong “cuộc sống hàng ngày về địa chính trị mới”. Quan trọng hơn, cuộc khủng hoảng này chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thứ hai, cuộc khủng hoảng Cuba là một cuộc khủng hoảng hạt nhân thuần túy. Trên thực tế, tranh chấp giữa hai siêu cường nằm ở một vấn đề cụ thể - việc Liên Xô rút tên lửa R-12 khỏi Cuba để đổi lấy việc Mỹ từ bỏ âm mưu lật đổ chế độ Fidel Castro.

Một điều kiện bổ sung, được Moscow nhấn mạnh, là việc rút tên lửa Jupiter của Mỹ khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc khủng hoảng hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi hạt nhân, nó còn trầm trọng hơn bởi thực tế là Mỹ từ lâu đã gián tiếp tham gia vào một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn với Nga trên lục địa châu Âu, cung cấp toàn diện về quân sự-kỹ thuật, tình báo, kinh tế và hỗ trợ khác cho Ukraine.

Thứ ba, đối với cả hai bên, sự tham gia trong cuộc khủng hoảng hiện tại sâu sắc hơn so với 60 năm trước. Tất nhiên, Cuba có ý nghĩa biểu tượng và thực tế to lớn đối với cả Mỹ và Liên Xô, nhưng số phận của Ukraine vẫn quan trọng hơn đối với cả Điện Kremlin và Nhà Trắng.

Nếu Nga thất thế trong cuộc chiến hiện tại, sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho số phận của ban lãnh đạo hiện tại của Liên bang Nga, mà còn cả tương lai của nhà nước Nga.

Còn sự thất bại của Mỹ có thể dẫn đến sự sụp đổ của NATO, chấm dứt nỗ lực khôi phục vai trò lãnh đạo đã bị suy yếu của Mỹ trong nền chính trị thế giới và đảm bảo sự thay đổi quyền lực trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Thứ tư, cấu trúc của các kho tên lửa hạt nhân mà Nga và Mỹ có ngày nay về cơ bản khác với mọi thứ mà những nước này có vào năm 1962. Ví dụ, vào đầu những năm 1960, không có các hệ thống chính xác cao hiện đại, các đầu đạn hạt nhân nhỏ và siêu nhỏ vẫn đang được phát triển.

Theo đó, ranh giới giữa chiến tranh hạt nhân và chiến tranh thông thường đã được vạch ra rất rõ ràng. Ngày nay, ranh giới này có vẻ ít được xác định hơn nhiều, và các cuộc thảo luận định kỳ bắt đầu ở cả hai bên xung đột về “khả năng chấp nhận” của một cuộc xung đột hạt nhân rất hạn chế.

Thứ năm, 60 năm trước, mức độ tôn trọng lẫn nhau và thậm chí tin cậy lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo của Nga và Mỹ cao hơn nhiều so với ngày nay.

Trong những ngày định mệnh của tháng 10/1962, các nhà lãnh đạo của hai nước tin tưởng rằng các thỏa thuận đã đạt được sẽ được thực hiện bằng cách này hay cách khác. Ngày nay, không có sự tự tin nào như vậy cả ở Điện Kremlin hay Nhà Trắng.

Hơn nữa, ở cả hai bên xung đột, rõ ràng, họ hoàn toàn bị thuyết phục rằng đối phương đang ở trong tình trạng suy thoái sâu sắc và không thể đảo ngược, và do đó bất kỳ thỏa thuận chiến lược nào với đối phương đều không có ý nghĩa gì.

Nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev (phải) và Chủ tịch Cuba Fidel Castro (trái). (Ảnh: AP)

Thứ sáu, trong cuộc khủng hoảng Caribe, các đường dây liên lạc vẫn tiếp tục hoạt động: Đại sứ Liên Xô tại Washington, Anatoly Dobrynin, đã gặp Robert Kennedy nhiều lần, và cũng duy trì liên lạc cá nhân thường xuyên với Ngoại trưởng Dean Rusk.

Còn hiện tại, Đại sứ Nga tại Washington, Anatoly Antonov, khó có thể gặp các quan chức Mỹ. Còn tân Đại sứ Mỹ tại Nga, Lynn Tracy, vẫn chưa đến được Moscow và thậm chí không biết khi nào cô ấy mới xuất hiện.

Thứ bảy, cả hai nhân vật chính của cuộc khủng hoảng Caribe - Nikita Khrushchev và John F. Kennedy - đều tự mình trải qua tất cả những nỗi kinh hoàng và gian khổ của Thế chiến II, trải qua nó gần như từ đầu đến cuối ở châu Âu (Khrushchev) và Thái Bình Dương (Kennedy).

Còn ông Vladimir Putin và ông Joe Biden đã thuộc thế hệ hậu chiến. Tổng thống Biden dù sinh năm 1942 nhưng hầu như không nhớ gì về những năm tháng chiến tranh, và chắc vị tổng thống thứ 46 của Mỹ chỉ có thể hình dung hậu quả của một cuộc xung đột thế giới mới như người đứng đầu Nhà Trắng thứ 35.

Tuy nhiên, với tất cả sự khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng, những lời của mà ông John F.Kennedy nói tại Đại học Mỹ vào ngày 10/6/1963, sáu tháng sau khi hai siêu cường cố gắng lùi lại từ bờ vực thẳm hạt nhân, vẫn khá phù hợp: “Điều quan trọng nhất là bảo vệ lợi ích sống còn của mình, các cường quốc hạt nhân không cho phép một hình thức đối đầu như vậy khiến kẻ thù phải đứng trước sự lựa chọn giữa rút lui nhục nhã và chiến tranh hạt nhân".

Hạ Thảo (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !