Xúc động hai người Việt muốn hiến một phần lá phổi cho phi công Anh

Đây là thông tin được ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết.

{keywords}
Hai người Việt muốn hiến một phần lá phổi cho phi công Anh

Theo đó, trước diễn biến xấu của bệnh nhân phi công Anh mắc Covid – 19 đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã tổ chức hội chẩn với nhiều chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện lớn cân nhắc phương án ghép phổi cho bệnh nhân này. Tuy nhiên, hiện bệnh nhân chưa đủ điều kiện để ghép phổi.

Dẫu vậy, vẫn có nhiều người ngỏ ý muốn hiến tặng phổi cho BN này. Trường hợp người phụ nữ ngoài 40 tuổi là 1 ví dụ.

Chị cho biết mình đang khỏe mạnh, có một gia đình hạnh phúc, hơn 40 năm qua chị đã nhận được nhiều yêu thương, sự giúp đỡ và cả may mắn... vì thế chị mong muốn “để tình thương lan tỏa tình thương”.

Nghĩ là làm, chị nhắn tin đến Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia cho biết, chị ấy đã nhắn:  “Anh ơi, anh cho em hỏi nhờ ạ. Nếu đăng ký hiến tạng sống, hiến tặng phổi thì sẽ lấy như thế nào ạ? Hay phải chờ bệnh nhân chết não để lấy hết phổi ạ? Nếu cũng như thận, chỉ lấy một phần phổi thì em xin phép đăng ký hiến tặng nhé!”.

“Thôi thì cứ để tình thương lan toả tình thương, mang yêu thương chia sẻ và giúp đỡ lại những người khác. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang làm rất tốt việc phòng chống dịch Covid-19, nước ta chưa có một trường hợp tử vong nào", người phụ nữ ấy chia sẻ.

Cùng chung tâm nguyện với người phụ nữ này là một cựu chiến binh ở Đắk Nông. Với mong muốn cho đi là còn mãi, đã hai lần người cựu binh già liên lạc tới Trung tâm để sẵn sàng hiến một phần lá phổi của mình. Ông sẵn sàng hiến tặng phổi của mình dù không biết có đủ điều kiện, đủ tuổi không.

 “Tôi tự hào về nền y tế của Việt Nam, Chính phủ đã rẫt nỗ lực trong thời gian qua, trên tinh thần làm tất cả vì bệnh nhân, để không bỏ lại người nào phía sau. Số trường hợp tử vong trên thế giới nhiều như thế trong khi nước ta chưa có ai”, cụ ông ngoài 70 tuổi xúc động chia sẻ.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc cho biết dù chưa biết tình hình cũng như diễn tiến của bệnh nhân 91 như thế nào, nhưng những chia sẻ thiện tâm, những nghĩa cử ấy thực sự là nguồn động viên, khích lệ ngành y tế rất nhiều trong việc tận cùng cứu chữa những bệnh nhân hiểm nghèo, bất kể người ấy là ai.

Theo ông Phúc, vấn đề có ghép phổi cho bệnh nhân hay không, ghép như thế nào… là do hội đồng chuyên môn đánh giá. Tuy nhiên, ưu tiên số một vẫn là tìm người chết não hiến tạng, nếu bệnh nhân có chỉ định ghép phổi.

“Dù có thế nào đi chăng nữa thì tấm lòng của họ vẫn là điều hết sức đáng trân trọng. Xung quanh chúng ta vẫn có rất nhiều con người thực sự tuyệt vời”, ông Phúc nói.

Theo ông Phúc, trong vài năm trở lại đây số người đăng ký hiến mô tạng tại Việt Năm tăng lên rất nhiều, hiện có gần 33.500 người đăng ký. Đây là con số thực sự ấn tượng, ngay cả thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều người dân vẫn gửi đơn đăng ký hiến tạng qua đường bưu điện.

Điều đáng mừng nữa là số người không may bị chết não, gia đình đồng ý hiến tạng cũng tăng lên rất nhiều. 5 năm về trước, số người cho tạng thực sự rất ít, một năm chỉ vài người. Từ đầu năm đến giờ đã có khoảng 10 người người chết não được gia đình đồng ý hiến tạng.

Trước đó, trả lời VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ghép phổi là một kỹ thuật cực kỳ khó, đặc biệt chăm sóc, điều trị sau ghép phổi còn khó gấp bội. Kỹ thuật này đòi cần phải chuẩn bị tỷ mỉ, kỹ càng bởi vì tỷ lệ thành công sau ghép phổi trên thế giới không bằng ghép gan, ghép tim, ghép thận.
Nguồn phổi ghép có thể lấy một phần từ người cho sống ghép cho người có bệnh và lấy toàn bộ phổi từ người chết não ghép cho người có bệnh. Tuy nhiên theo các tài liệu trên thế giới, ghép hai phổi từ người cho chết não tốt nhất bởi ghép phổi từ người cho sống chỉ lấy được một phần.

N. Huyền

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Không muốn tập luyện, nam giới có thể biến 'bụng bia' thành 6 múi?

Nhiều quý ông muốn đi hút mỡ để có cơ bụng nhanh chóng, không phải luyện tập. Liệu phương pháp này có phù hợp đối với nam giới?

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Nhập viện sau 3 ngày ăn thịt vịt

Người phụ nữ nhập viện sau 3 ngày đau cổ, nuốt vướng. "Thủ phạm" là mảnh xương vịt sắc nhọn, đâm thủng 2 thành thực quản và gây tụ mủ.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Đang cập nhật dữ liệu !