Nhiều dự án xử lý rác 'nhận trái đắng', bài học cho những thành công

Vấn đề xử lý rác thải đô thị ở Quảng Ninh như bài toán nhiều lời giải nhưng chưa ra đáp số đúng. Tỉnh đã sớm huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách hợp sức với nhà nước xử lý rác thải đô thị.

Xử lý rác khi khởi nghiệp ai cũng tưởng đây là một nghề “buôn thất nghiệp, lãi quan viên”, bởi dịch vụ công ích Nhà nước khuyến khích, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về tiền thuế sử dụng đất, các loại thuế, vay mượn tín dụng ngân hàng… Rác thải sinh hoạt nhập về còn thu lượm được nhựa tái sinh, khi đốt tận dựng được nhiệt phát điện, phế thải sau xử lý làm phân bón cây, tro xỉ làm cốt liệu gạch không nung… sờ vào đâu cũng hái ra tiền. Đầu tư vào xử lý rác tưởng ăn chắc, nhưng thực tế doanh nghiệp thành công thì ít mà thất bại mới nhiều, không chỉ ở Quảng Ninh mà cả trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, cũng không ít nhà máy rác xây dựng hoạt động tốt, được địa phương tin yêu. Quả là nghề xử lý rác cũng lắm công phú, Quảng Ninh lộ diện khá rõ sự hay dở của nghề vệ sinh môi trường đô thị này.

Nhìn về năm 1996, các đô thị đã cổ phần hóa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành kinh doanh công ích này. Nhiều mô hình dịch vụ như: Hợp tác xã, công ty Môi Trường ra đời đã thay thế cho Dịch vụ vệ sinh công cộng thời bao cấp. Mô hình mới năng động, hiệu quả và bớt đi gánh nặng ngân sách nhà nước vào trang sắm xe máy bốc xúc, vận chuyển rác, xử lý rác. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã hăng hái đầu tư vào thị trường vệ sinh môi trường này, song không phải dự án nào cũng mang về ''hoa hồng''.

Nhà máy rác Vũ Oai của Tập đoàn Indevco đầu tư trên 800 tỷ đồng nhưng xây dựng xong không đốt được rác.

Đơn cử như việc Công ty cổ phần Xử lý chất thải Hạ Long đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt năm 2006. Nhà máy xây dựng trên diện tích 4ha tại tổ 25 và 26 Khu 4, phường Hà Khánh, TP Hạ Long với công suất 150-250 tấn rác/ngày, xử lý theo công nghệ vi sinh.

Mặc dù nhà máy này đã đóng cửa, giải thể từ năm 2012 mà đến nay bà Trần Thị Loan khi ấy là tổ trưởng tổ 26b còn chưa hết kinh hoàng vì khu phố mình ngày đó nhiều người bị mắc bệnh về đường hô hấp, đau đầu. Trường Mầm non Hoa Đào gần lò rác, một số cháu nhỏ bị ngất vì ám khí độc của lò rác này phát tán ra môi trường.

Đặc biệt, thời điểm đó, theo chỉ đạo của tỉnh, TP Hạ Long - địa phương kết nghĩa với huyện Ba Chẽ được giao hỗ trợ huyện miền núi này về cở sở vật chất để “xóa đói giảm nghèo”. Trong số nhiều mặt hàng giúp đỡ cho huyện Ba Chẽ có 30 tấn phân vi sinh, sản phẩm đầu tay do nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp nêu trên làm ra. Tuy nhiên, khi đưa phân ra bón cây thì cây đổ bệnh chết vì trong rác còn dư lượng dầu mỡ thải, axit pin đèn, độc khí từ bóng đèn neon hỏng mà rác thải không được phân loại từ đầu nguồn gây ra.

Lò đốt rác mi ni ở Ba Chẽ.

Dự án khác là Nhà máy rác Trường Xuân xây dựng năm 2011 trên diện tích 4,65ha tại thôn Trường Xuân, xã Đồng Tiến, huyện đảo Cô Tô, có mức đầu tư trên 27 tỷ đồng, bằng nguồn vốn kinh phí sự nghiệp môi trường và ngân sách huyện.

Theo thiết kế, công nghệ lò đốt rác Model EST-100S, có công suất lò đốt 300kg/h, tương đương với 7,2tấn/ngày, được coi là dây chuyền công nghệ đồng bộ và hiện đại nhất tại thời điểm đó. Nhà máy rác Trường Xuân giới thiệu có công nghệ đồng bộ và hiện đại nhất, nhưng không hiểu nhà đầu tư có mua nhầm thiết bị không mà trên 10 năm nay không đốt được mẻ rác nào.

Lò bễ “đắp chiếu”, sắt thép hoen rỉ, nhà xưởng rêu phong cỏ mọc. Đầu tư 27 tỷ đồng tiền ngân sách thời giá năm 2011 khi giá vàng thị trường quốc tế là 40,06 triệu đồng/lượng, quả là ''đống vàng trở thành đống sắt vụn''. Phiền toái nữa là trên một hòn đảo chỉ có 2 đơn vị hành chính cấp xã mà vẫn phải đào hố chôn lấp rác thải sinh hoạt....

Nhà máy rác Vũ Oai tên đầy đủ là Trung tâm xử lý chất thải rắn Vũ Oai, xây dựng theo quyết định số 468/QĐ-UBND, ngày 15/02/2016, phê duyệt Qui hoạch 1/500 có kết hợp với trồng trọt... diện tích 265,5ha, trong đó có nhà máy đốt rác đi kèm là một dây chuyền công nghệ xử lý chất thải y tế, diện tích đất nền 14,46ha và 14,88ha khu chôn lấp cặn bã giai đoạn II tại xã Vũ Oai, TP Hạ Long, quy mô xử lý rác cấp vùng gồm hai thành phố là Hạ Long, Cẩm Phả và huyện Vân Đồn do Công ty CP Tập đoàn Indevco làm chủ đầu tư.

Nhà máy được quảng bá rộng rãi có công nghệ đốt rác hiện đại đẳng cấp châu Âu với công suất 900tấn/ngày, có hệ thống phân loại tự động, đốt trực tiếp ngay khi rác được vận chuyển về nhà máy, tổng mức đầu tư xây dựng trên 1.000tỷ đồng. Hạn định dự án xây dựng trong 5 năm (2016-2020), kế hoạch quí IV/2018 Nhà máy rác Indevco sẽ đốt mẻ rác đầu, nhưng đến nay chưa đốt được mẻ rác nào.

Núi rác tạm ở Vũ Oai hiện tồn chưa xử lý được, còn gần 900.000 tấn rác đang phân hủy trên mặt đất.

Nhà máy xử lý rác Trung Lương khởi công xây dựng năm 2016, diện tích sử dụng đất 15,24ha ở thôn Trung Lương, xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều, do Công ty TNHH Viễn Đông làm chủ đầu tư. Nhà máy đầu tư theo công nghệ lò đốt RS-VINABIMA đốt rác kín, gồm 2 dây chuyền (hiện mới có 1 dây chuyền), mỗi dây chuyền thiêu 100 tấn/ngày đêm, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng. Hiện nhà máy xây dựng xong đã lâu nhưng vẫn đang vận hành thử, chưa thấy trình làng sản phẩm đốt rác.

Nhà máy rác Trung Lương.

Tháng 2/2012, Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Móng Cái được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, mức vốn 111,9 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 21,83ha tại thôn 5, xã Quảng Nghĩa (gọi tắt là Nhà máy rác Quảng Nghĩa).

Dự án này do Công ty cổ phần xử lý chất thải miền Đông làm chủ đầu tư, được kỳ vọng sẽ xử lý rác sinh hoạt cấp vùng gồm TP Móng Cái và huyện Hải Hà.

Việc đầu tư xây dựng thực hiện qua 2 giai đoạn. Ở giai đoạn 1, công suất xử lý rác 150 tấn/ngày đêm (ngđ); giai đoạn 2 nâng công suất xử lý lên 250 tấn rác/ngđ với 2 công nghệ chính là ủ phân compost và đốt rác. Theo đó, Chủ đầu tư xây dựng 2 lò thiêu công suất 60-90 tấn rác/ngđ. Năm 2021, Nhà áy tiếp nhận trung bình 125-130 tấn rác/ngày, trong đó lượng rác của TP Móng Cái là 90-95 tấn/ngày, lượng rác của huyện Hải Hà là 30-35 tấn/ngày. Hiện chủ lực là ủ phân vi sinh, các công đoạn phân loại rác làm thủ công là chính.

Lò rác Quảng Nghĩa (TP Móng Cái) lò ống năng suất thấp, tỷ lệ chôn lấp rác là chủ yếu.

Cùng thời điểm xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Móng Cái, Nhà máy rác Khe Giang tiền thân là Nhà máy rác Bắc Sơn khởi công xây dựng 4/2012, chuyển về Khe Giang năm 2015 và nay là nhà máy rác Khe Giang, tên đầy đủ là Nhà máy xử lý tái tạo chất thải rắn Khe Giang. Đây chính là mô hình nhà máy xử lý rác thành công nhất ở tỉnh Quảng Ninh.

Nhà máy này sử dụng công nghệ đốt, công suất ban đầu 200 tấn/ngày, kinh phi đầu tư 115 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất là 6ha ở thung lũng Khe Giang thuộc thôn Tập Đoàn, xã Thượng Yên Công (Uông Bí), do Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long làm chủ đầu tư.

Theo Quyết định số 876/QĐ-UBND, ngày 11/2/2015 của UBND tỉnh Quy hoạch nhà máy xử lý rác cấp khu vực gồm Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên. Nhà máy này có triển vọng tốt, rác không cần phân loại mà đổ thẳng vào lò lửa cháy rừng rực, đốt rác triệt để kể cả nước rỉ rác, nay công suất đã nâng lên 500 tấn/ngày, từng giải nguy cho TP Hạ Long trong đợt rác ứ đọng bất thường tháng 5/2021. Hiện rác nhập về đến đâu đốt hết ngay đến đấy với lưu lượng 200tấn rác/ngày. Bên cạnh lò hoạt động còn có lò sơ cua, khi cần có thể nâng gấp rưỡi công suất, ví dụ như dịp Tết Nhâm Dần đạt 750 tấn/rác ngày.

Phong Lan

Quảng Trị phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định về việc giao vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

TP. HCM: Hơn 30 tổ chức tôn giáo ký kết tham gia bảo vệ môi trường

TP. HCM phấn đấu đến hết năm 2026 sẽ có 100% các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức Tôn giáo... được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH); tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH.

Lào Cai duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2022 đạt khá, đạt 9,02%, cao hơn 3,57 điểm % so với năm 2021; xếp thứ 4/14 tỉnh trong vùng và 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so năm 2021.

Phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo theo hướng tăng trưởng xanh

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín dụng chính sách xã hội tạo việc làm cho hơn 867 nghìn lao động

Năm 2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo hướng tới mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1-1,5%/năm

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường tại Long An

Năm 2023, UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ 73 ngôi nhà chống bão, lụt cho người nghèo Quảng Bình

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình và tổ chức World Share vừa bàn giao thêm 73 nhà an toàn chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo và cận nghèo.

Đắk Nông khuyến khích giảm nghèo bền vững

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn.

Mỹ Đức (Hà Nội): Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng

Ngày 28/12/2022, UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng huy động nhiều lực lượng tham gia

Đang cập nhật dữ liệu !