Xe bus điện thương hiệu Việt: Những trái ngọt đầu tiên

VinBus vừa đưa vào vận hành tuyến xe bus điện đầu tiên tại Việt Nam, kết nối với hệ thống xe bus chung của TP Hà Nội sau thời gian chạy thử nghiệm trong các nội khu đô thị của mình (từ tháng 4/2021).

Chiếc xe bus điện của người Việt

Tuyến xe bus điện đầu tiên E03 (Ocean Park – Mỹ Đình), được các chuyên gia đánh giá cao bởi 2 lí do: Đây là tuyến xe bus đầu tiên được đưa vào khai thác tại Việt Nam; Chiếc xe bus điện hoàn toàn do các doanh nghiệp trong nước sản xuất (VinFast) và vận hành (VinBus) – đều thuộc tập đoàn VinGroup.

Đánh giá về tuyến bus này, nhà báo Thuận Hóa (Báo Viettimes) chia sẻ: “Đi xe VinBus chả khác gì bên Tây”. Theo quá trình trải nghiệm của chính nhà báo này cho biết, ông có việc phải sang Ecopark, nhưng xe bus (xe Ecobus) chạy sang khu đô thị này lại ngưng chạy vì dịch Covid-19. Khi biết tin VinBus chạy xe điện, trong khi Ecopak cũng gần Ocean Park thế là ông “đi thử luôn xem sao”.

“Cảm giác đầu tiên là xe rất đẹp, màu xanh lá; không gian rộng rãi, điều hòa mát lạnh; wifi mạnh, có ổ cắm sạc USB. Hai màn hình led hướng dẫn/thông báo điểm đỗ và hỗ trợ thông tin, hệ thống loa thông báo tiếng rất ấm; ghế ngồi có chỗ riêng cho người già, bậc lên xuống dùng cho xe lăn; thùng rác trong xe, tay vịn... với ngoại hình rất xịn sò, không “dỏm”’ như các xe bus thường. Mỗi xe có thể chở tối đa 70 người (cả đứng); mỗi lần sạc pin xe chạy được từ 200-260km. Mỗi xe có một lái và một nhân viên bán vé với máy in vé cầm tay...”, đó là những nhận xét về “ngoại hình” và nội thất của xe được nhà báo Thuận Hóa chia sẻ.

“Đặc biệt, suốt dọc đường màn hình luôn hiển thị và loa luôn nhắc vị trí bến xe sắp tới; căn dặn khách tuân thủ nghiêm giãn cách 5K. Cô bé phụ xe rất ngoan ngoãn lễ phép, chăm chỉ giúp đỡ những hành khách có tuổi lên xuống. VinBus được kết nối, sử dụng luôn các bến sẵn có của hệ thống xe bus đô thị Hà Nội; có chính sách miễn phí vé cho người cao tuổi, người có công... Đi từ trung tâm Hà Nội sang Gia Lâm mất khoảng 1 giờ cho hơn 20km. Một hành trình chấp nhận được” – đó là những review rất chân thực và có thiện cảm với VinBus của một nhà báo chuyên viết về công nghệ và quân sự.

Thực tế, những chiếc xe bus công cộng tại Việt Nam đang chạy xăng/dầu và cũng đa phần đã được lắp ráp hay sản xuất trong nước; trong đó xe bus được Trường Hải lắp ráp chiếm số lượng lớn. Sự xuất hiện của VinBus tham gia vận tải hành khách công cộng, với xe được sản xuất trong nước nhưng lại là xe điện rất “xịn sò” khiến nhiều người Việt không những trầm trồ mà còn xen lần niềm tự hào về chiếc xe bus điện của người Việt phục vụ người Việt. Xu hướng sử dụng phương tiện giao thông cộng cộng thay thế phương tiện cá nhân và gia tăng các loại phương tiện xanh bảo vệ môi trường đang là hướng đi đúng đắn không chỉ tại các đô thị tại Việt Nam.

{keywords}
Nội thất xe bus điện VinBus và những hành khách đầu tiên trải nghiệm dịch vụ.

Đi đúng xu hướng của thế giới

Theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys, khoảng 1,1 triệu xe điện đã được bán ra trong nửa đầu năm 2021, gần bằng doanh số bán của cả năm 2020. Trung Quốc hiện là thị trường xe điện (sản xuất và sử dụng) lớn nhất thế giới.

Chính sự phát triển nhanh chóng của thị trường xe điện thế giới nói chung, bus điện nói riêng đã khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ nhảy vào sân chơi này. Ở Trung Quốc, ngoài các hãng xe điện tên tuổi trước đó, các doanh nghiệp công nghệ như Xiaomi (nổi tiếng với điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử gia dụng) đang chuẩn bị “trình làng” mẫu xe điện đầu tiên vào năm 2024. Baidu thì “đi tắt đón đầu” khi hợp tác với công ty chế tạo ô tô Geely để thành lập công ty mới để sản xuất xe điện. Sân chơi xe điện, xe tự hành, xe bus điện… vài năm tới sẽ vô cùng sôi động.

Tại Việt Nam, ngoài xe tự hành được FPT nghiên cứu chế tạo, xe bus điện được coi là khá mới mẻ khi chỉ có VinFast đang tiên phong đi đầu. Ngoài các mẫu xe hơi điện (VF e34-35-36), các dòng xe máy điện, xe đạp điện thì xe bus điện của VinFast đang được nhiều người chú ý. Theo ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup: VinBus hoạt động phi lợi nhuận với mục tiêu góp phần tham gia xây dựng mạng lưới giao thông công cộng xanh, văn minh, hiện đại và thân thiện với môi trường. Trong năm 2022, VinBus sẽ tiếp tục mở thêm các tuyến xe buýt điện để kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng chung của TP Hà Nội.

Mặc dù vừa mới ra mắt, nhưng xe bus điện của VinFast đều nhận được những điểm cộng khiến những người dù khó tính nhất cũng tò mò muốn đi thử xe điện VinBus. Dường như “trái ngọt” này đang đi đúng xu hướng của thế giới và cũng là định hướng phát triển của nhiều đô thị tại Việt Nam. Nói đúng như ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội: Các tuyến xe bus điện với nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến, hệ thống vé điện tử văn minh hiện đại sẽ đánh dấu một bước phát triển mới của mạng lưới xe bus Thủ đô. Đây cũng là một điểm sáng của giao thông đô thị Hà Nội năm 2021, tạo ra một bước ngoặt mới trong quá trình xây dựng hệ thống giao thông xanh.

Nam Phương

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !