Vượt hàng ngàn cây số, 6 phụ hồ Nghệ An mắc kẹt ở phía Nam đã về nhà an toàn

Cả tháng thất nghiệp do dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam, sau đó thêm gần 1 tháng ''mắc kẹt'' ở Đắk Lắk để cách ly phòng dịch, sáng nay, 6 phụ hồ Nghệ An đã an toàn trở về quê nhà trong niềm xúc động.

Ngày 14/9, trao đổi với PV, ông Phan Văn Thuyên, Chủ tịch UBND xã Diễn Hải (huyện Diễn Châu, Nghệ An) thông tin, địa phương vừa tổ chức tiếp nhận 4 công dân từ Đắk Lắk trở về địa phương.

“Gần trưa nay (14/9), 4 công dân đã về tới quê nhà an toàn, sau khi khai báo y tế, tiến hành các thủ tục theo quy định, các công dân được trở về cách ly tại nhà để phòng dịch”, ông Thuyên cho hay.

{keywords}
4 người phụ nữ quê xã Diễn Hải (huyện Diễn Châu) tiến hành khai báo y tế ngay khi đặt chân về đến quê nhà.

Cũng vào thời điểm này, UBND xã Công Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) cũng đã tiếp nhận 2 công dân đi cùng chuyến xe với 4 người phụ nữ ở xã Diễn Hải nói trên.

{keywords}
2 anh em Nguyễn Thế Cần và Nguyễn Thế Quý cũng đã về quê tại huyện Yên Thành, tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà theo quy định.

“Khoảng 6h30’ sáng nay (14/9), chuyến xe hỗ trợ 6 người về đến điểm chốt tại cầu Bến Thủy, sau đó được đưa đón về địa phương để cách ly, phòng dịch theo quy định. Chúng tôi vô cùng biết ơn các đơn vị, cá nhân đã hỗ trợ xe, nhu yếu phẩm vượt đường hàng ngàn cây số để về quê nhà an toàn”, chị Nguyễn Thị Sáu (SN 1980, xã Diễn Hải) xúc động chia sẻ.

{keywords}
Cả nhóm vô cùng xúc động khi nhận được nhiều sự chia sẻ từ các đơn vị, cá nhân hảo tâm.

Như Infonet đã đưa tin, vào ngày 18/8, 6 người làm phụ hồ quê ở Nghệ An gồm bà Nguyễn Thị Trúc (1966), bà Lê Thị Thăng (1970), Nguyễn Thị Tý (1970), chị Nguyễn Thị Sáu (1980, cùng trú tại xã Diễn Hải (huyện Diễn Châu) và 2 anh Nguyễn Thế Cần (1980), Nguyễn Thế Quý (1989, cùng trú xã Công Thành, huyện Yên Thành) đi từ tỉnh Bình Phước về quê tránh dịch.

Khi đến địa phận tỉnh Đắk Lắk, những người này được cơ quan chức năng đưa vào khu cách ly tại TP Buôn Ma Thuột để phòng chống dịch bệnh.

Đến ngày 12/9, khi TP Buôn Ma Thuột nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, cơ quan chức năng cho phép những trường hợp này được trở về quê thì cả nhóm lại không có tiền để thuê xe nên rất lo lắng.

Nắm được thông tin, các đơn vị, nhà hảo tâm đã cùng nhau hỗ trợ 1 chuyến xe và nhiều lương thực, thực phẩm để giúp đỡ cả nhóm về quê được nhanh chóng và an toàn.

{keywords}
6 phụ hồ quê Nghệ An được hỗ trợ xe về quê khi hoàn thành cách ly tại tỉnh Đắk Lắk.

Bà Lê Thị Thăng cho biết, bà và 5 người cùng quê đi làm thợ hồ trong tỉnh Bình Phước rất vất vả, khó khăn, tiền lương mỗi ngày được 220.000 đồng, ăn hết 30.000, còn 190.000 đồng tiền dư; tuy nhiên do dịch Covid-19, thất nghiệp cả tháng nên cả nhóm đành phải về quê.

“Khi ở khu cách ly tại TP Buôn Ma Thuột 25 ngày, cả nhóm được quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sau đó mọi người giúp đỡ tiền xe, còn chuẩn bị lương thực ăn dọc đường nên chúng tôi vô cùng cảm động và biết ơn sâu sắc”, bà Thăng chia sẻ.

{keywords}
Cả nhóm háo hức sắp xếp hành lý lên xe về quê.

Việt Hòa

Chuyến xe nghĩa tình đưa 6 phụ hồ về quê sau gần 1 tháng 'mắc kẹt' tại Đăk Lăk

Chuyến xe nghĩa tình đưa 6 phụ hồ về quê sau gần 1 tháng 'mắc kẹt' tại Đăk Lăk

Gần 1 tháng ''mắc kẹt'' ở TP Buôn Ma Thuột do dịch bệnh, được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng và nhiều nhà hảo tâm, sáng nay, 6 công dân quê Nghệ An đã rời khu cách ly ở Đắk Lắk để về quê trong niềm xúc động

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Hà Nội nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ, đồng thời bố trí điểm đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !