“Vung tay quá chán” – xu hướng sống gấp của giới trẻ?

Một số bạn sinh viên được bố mẹ cho tiền ăn học, nhưng mới mùng 10 hàng tháng đã lại hết tiền.

Nhiều bạn đi làm ngân hàng, bảo hiểm thu nhập 20-30 triệu đồng mỗi tháng, nhưng tháng nào cũng hết tiền, thậm chí còn phải vay để chi tiêu. Điểm chung của những bạn trẻ này là… nghiện mua sắm.

Thích là mua, không chịu khổ

Trần Bích Ngọc (25 tuổi, nhân viên SEA Bank) tâm sự, thu nhập của cô không hề thấp so với mặt bằng chung (27 triệu đồng mỗi tháng), nhưng tháng nào cô cũng phải vay thêm bạn bè 5-7 triệu, có tháng vay tới 20 triệu đồng để bù vào các khoản chi tiêu của bản thân. Dù nhà có điều kiện nhưng cô không dám ngửa tay xin bố mẹ, tuy nhiên do nghiện mua sắm mà có tháng cô ăn mỳ triền miên bởi do suốt ngày săn sale trên mạng.

“Những tháng cuối năm, công việc bận bịu hơn nhưng tôi vẫn dành cả tiếng để lướt các trang mua sắm. Chiếc túi hàng hiệu này hơn 40 triệu em vừa mua, nhưng so với mấy chị sếp thì vẫn chưa thấm vào đâu. Em đang còn trẻ, làm được tiền vạy tội gì không mua sắm cho bản thân. Em cũng không xin xỏ gì bố mẹ cả nên dù ai có nói không chịu tiết kiệm để lo toan cho gia đình sau này em cũng đều chẳng quan tâm. Chăm lo cho bản thân là em đang chăm lo cho tương lai rồi còn gì…?”, Ngọc quan niệm như vậy. 

Không có điều kiện như Ngọc, Nguyễn Diệu Thảo (sinh viên năm 3 – Đại học Ngoại thương, quê Nam Định) lại khác. Thảo cho biết, cô vừa học vừa làm từ năm nhất nên cũng đỡ đần được bố mẹ khá nhiều về mặt tài chính. Tuy nhiên, do biết kiếm tiền nên từ năm thứ 2 trở đi Thảo bắt đầu mua sắm những món đồ mình yêu thích nhiều hơn. Ban đầu là mua trong khả năng chi trả, nhưng rồi các món đồ hàng hiệu lôi cuốn khiến tiền lương của cô hàng tháng, tiền làm thêm không đủ cho các hóa đơn.

“Vay mượn của bạn bè nhiều cũng ngại, nhưng vay rồi lại trả nên em cũng không ngại lắm. Duy chỉ có điều mải mê làm thêm để kiếm tiền trả nợ mà em nợ môn khá nhiều. Mỗi lần về quê bố mẹ hỏi sắp ra trường rồi tính làm ở đâu chưa mà không biết trả lời thế nào. Hoặc nhìn những món đồ xa xỉ em mang trên người, mẹ em cứ mắt tròn mắt dẹp rồi khuyên nhủ đừng ăn chơi quá kẻo hàng xóm họ dị nghị là đua đỏi, lêu lổng đó con… Nhưng em nghĩ, bố mẹ em khổ cả đời rồi và em sau này thoát ly nông thôn nên cũng chả muốn sống cuộc sống như bố mẹ mình”, Thảo nói.

Xu hướng sống gấp của giới trẻ hiện nay nhất là ở các quốc gia châu Á cũng đang có sự tác động không nhỏ tới thanh niên Việt Nam.

Thực tế, những suy nghĩ của như Ngọc hay Thảo không hiếm ở nhiều bạn trẻ hiện nay. Năng động, tự tin, sành điệu, biết kiếm tiền, biết giao du và mở rộng các mối quan hệ xã hội; xinh đẹp và có học thức nhưng điểm chung của các bạn này là đều tiêu nhiều hơn kiếm được. Bình luận về lối sống có phần “đốt cháy giai đoạn” hay “chơi đi kẻo phí thanh xuân” này, TS Tâm lý học Trịnh Thanh Hương cho rằng, những bạn trẻ này khôngđại diện cho thanh niên nói chung nhưng đang có xu hướng tăng lên và là một hiện tượng tâm lý/ xã hội rất thú vị.

Xu hướng sống gấp của giới trẻ?

Đi sâu vào phân tích tâm lý của thanh niên, TS Hương cho rằng xu hướng sống gấp của giới trẻ hiện nay nhất là ở các quốc gia châu Á cũng đang có sự tác động không nhỏ tới thanh niên Việt Nam. Bị tác động bởi phim ảnh, mạng xã hội và những trào lưu văn hóa khiến giới trẻ hiện nay cho rằng, sống cho hôm nay đi sao cứ phải bo bo tích cóp như thời bố mẹ. Không chỉ sống thoáng trong các vấn đề tình dục, vui chơi; các trào lưu mua sắm những món đồ ăn theo phim/ảnh, những món thời trang xa xỉ của giới thượng lưu được một bộ phận giới trẻ “săn đón” và bất chấp tất cả để sở hữu cho bằng được.

Đỗ Văn Đức (nhân viên bảo hiểm FWD tại TP.HCM, quê Hà Nam) cho biết: Do nhu cầu công việc cộng với việc phải chăm sóc hình ảnh /thương hiệu cá nhân nên việc sở hữu xe hơi là điều đương nhiên. Tuy nhiên, thay vì mua những chiếc xe hợp túi tiền Đức mua hẳn “Mẹc” cho đẳng cấp và tự “định giá” mình cũng thuộc giới thượng lưu. Và để phù hợp với phong thái ấy, Đức thuê một căn hộ “xịn xò” ngay quận 7, đi ăn nhà hàng phải sang chảnh để chụp ảnh. 

Dù thu nhập của Đức cũng tương đối, nhưng so với chi phí để duy trì tiền xe, tiền nhà (đều mua trả góp), tháng nào Đức cũng phải đi vay để trả nợ. “Tháng trước các chỗ vay cũng khó nên bố mẹ phải bán mảnh đất ở quê nên để trả lãi ngân hàng giúp em. Nhưng trót xây dựng bản thân là người thành đạt, được cả dòng họ ở quê ngưỡng mộ và nhìn vào. Nay “lòi” cái đuôi khốn khó và chỉ làm màu thì còn bán bảo hiểm được cho ai và còn mặt mũi nào mà về quê nữa”, Đức than thở.

Dường như xu hướng sống gấp của giới trẻ đang trở thành trào lưu khi nhiều bạn cho rằng: “Không giàu nhưng tôi thích tiêu theo ý mình, thích mua đồ đắt, như vậy cũng là sai rồi ư?”; hoặc tiềm thức “Tôi chỉ cần mua được món đồ nào đó người (bạn ngưỡng mộ) đang sử dụng và “mặc định” mình cũng đang sống cuộc sống của người đó)… Theo TS Trịnh Thanh Hương, đây chính là hiện tượng tâm lý có tên “chủ nghĩa thỏa mãn”. 

Hiểu đơn giản, nếu bạn nhìn thấy một món đồ nào đó bạn thích, bạn sẽ có xu hướng sở hữu nó bằng mọi giá bởi bạn coi đó là giá trị bản thân cần hướng tới, bất chấp nền tảng hay điều kiện của mình không cho phép. “Tiêu dùng thông minh, biết kiềm chế cảm xúc và làm chủ tiền bạc dường như đang là việc khó đối với một số bạn trẻ nghiện mua sắm, nghiện du lịch, nghiện xê dịch hay ảo tưởng về bản thân hiện nay”, TS Hương kết luận.

Hải Việt

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !