Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngô Hữu Lợi: Cải cách hành chính cũng phải có thời gian!

Hoạt động cải cách hành chính sẽ là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của ngành Tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cải cách hành chính là một quá trình nên cần phải có thời gian để thực hiện.

Đây là khẳng định của ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính tại cuộc họp vào chiều qua (20/6) về các giải pháp Bộ Tài chính triển khai để thực hiện 02 Nghị quyết số 19/2016 về cải thiện môi trường kinh doanh và Nghị quyết số 35/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của Chính phủ.

Cụ thể, ông Ngô Hữu Lợi cho biết, ngay sau khi 2 Nghị quyết nói trên được ban hành, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ngay lập tức đưa ra kế hoạch hành động cụ thể.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngô Hữu Lợi: Cải cách hành chính cũng phải có thời gian! - ảnh 1

Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), ông Ngô Hữu Lợi


Theo đó, Bộ Tài chính đã đề ra 73 giải pháp, 118 sản phẩm đầu ra thực hiện Nghị quyết 19 với tiêu chí trong năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020 là đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế bao gồm cả 3 nhóm chỉ tiêu gồm: Hoàn thuế; quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế.

Đồng thời sẽ rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu và 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; phối hợp hạn chế rào cản phi thuế quan thuộc nhóm 40 nước đứng đầu,...

Trong đó, ngành Tài chính đặc biệt nhấn mạnh về việc phấn đấu đến năm 2020, thời gian nộp thuế tối đa là 110 giờ/năm; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.

Song song với kế hoạch hành động đối với Nghị quyết 19, Bộ Tài chính cũng đã đề ra 34 giải pháp, 46 sản phẩm đầu ra cụ thể để thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết 35 của Chính phủ.

Trước hết, ngành Tài chính đã đề xuất phương giảm tiền thuê đất; xử lý tổng thể về mức thu phí sử dụng đường bộ; trình Quốc hội Nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp ngay trong năm 2016; sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành; Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa giai đoạn 2016-2020,...

Có thể nói, việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp là một trong những hành động kịp thời. Cụ thể là cả 2 Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 đều chung mục đích đó là cùng hướng đến việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian thực thi vừa qua đã có nhiều doanh nghiệp cho rằng, trên thực tế khi triển khai và thực thi thì Nghị quyết vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực đối với doanh nghiệp.

Lý giải vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngô Hữu Lợi cho rằng, cả 2 Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 đều hướng đến việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, tất cả nội dung của 2 Nghị quyết này đều hướng đến việc cải cách hành chính theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. 

"Tuy nhiên, chúng ta đều biết, cải cách hành chính nó là cả 1 quá trình. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết từ năm 2014-2015 cũng vậy, có rất nhiều giải pháp đã được triển khai nhưng trong quá trình này thực chất chúng ta mới chỉ chuyển đổi tính chất quản lý, trong khi ngoài thủ tục hành chính thì còn liên quan đến nhiều các thủ tục của bộ, ngành khác nên phải có sự chuyển động đồng bộ. Cùng với việc sửa đổi thể chế cũng phải có thời gian để thực hiện sửa đổi các thủ tục hành chính gắn với việc chuyển đổi đội ngũ cán bộ công chức, kể cả việc đào tạo lại cán bộ công chức cho phù hợp với yêu cầu chuyển đổi phương thức quản lý", ông Lợi chia sẻ thêm.

Để Nghị quyết 19 và 35 đi vào cuộc sống sớm nhất, Bộ Tài chính sẽ tập trung các giải pháp tổ chức thực hiện để hoạt động cải cách hành chính sẽ là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của các đơn vị gắn với nâng cao kỷ cương trong thi hành công vụ, đào tạo lại cán bộ công chức; tăng cường hiện đại hóa, đưa công nghệ vào công tác cải cách hành chính.

Ngoài ra, ông Lợi cũng cho biết thêm, cùng với việc tổ chức, đào tạo lại cán bộ công chức, Bộ Tài chính cũng sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra trong thi hành công vụ. Đây là việc giám sát khâu thực thi cuối cùng để những giải pháp ngành Tài chính đạt hiệu quả cao nhất.

Hải Yến

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.