Vụ nam sinh năm nhất mất tích, tử vong: Tân sinh viên cần làm gì khi một mình đến nơi xa lạ?

Bước vào ngưỡng cửa đại học, các sinh viên đi học xa nhà sẽ phải tự lập lo liệu cuộc sống nhưng thời gian đầu bố mẹ có nên để con một mình giữa thành phố xa lạ?

Câu chuyện đau lòng của nam sinh Nguyễn Văn Nghĩa (19 tuổi, quê Bình Định) mất liên lạc với người thân sau khi lên xe khách vào TP.HCM nhập học tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Hutech) và sau đó được phát hiện đã tử vong vẫn khiến dư luận bàng hoàng, xót xa.

Theo hình ảnh từ camera an ninh, khi đến Bến xe miền Đông (TP.HCM), Nghĩa được một người đàn ông xe ôm chở đi và mất tích từ ngày 12/2. Đến khoảng 11h30 ngày 15/2, Công an quận Bình Thạnh phát hiện thi thể của nam sinh trôi trên sông Sài Gòn.

{keywords}
Thi thể nam sinh được tìm thấy trên sông Sài Gòn.

Vụ việc đã khiến không ít người giật mình lo lắng bởi mỗi năm đều có hàng chục nghìn tân sinh viên rời quê nhà đến các thành phố nhập học.

Các tân sinh viên cần lưu ý gì khi mới đến thành phố học tập? Mỗi gia đình cần chuẩn bị cho con những hành trang gì trước khi con bước vào quãng đời sinh viên tự lập?

Là sinh viên năm thứ ba trường Đại học Thương mại (Hà Nội), Phí Ngọc Anh (quê Cao Bằng) nhớ như in lần đầu được bố đưa xuống Thành phố làm thủ tục nhập học.

“Hồi đó mình cũng xin bố cho đi cùng bạn ở quê xuống Hà Nội, nhưng vì chưa xuống Thủ đô bao giờ nên bố không đồng ý mà đi cùng mình.

Suốt quãng đường dài từ nhà mình xuống thành phố, bố dặn dò rất kỹ "xuống thành phố nếu ai đó hỏi tới tấp thì đừng nói gì hết, cũng không nói mình đi tới đâu, không bắt chuyện, hỏi chuyện và làm thân với ai cả''.

Bố còn dặn mình ở nơi xa lạ tuyệt đối không để người lạ biết quá nhiều thông tin về mình như học trường nào, bố mẹ làm nghề gì hay mình có nhiều tiền không....

Tìm được nhà trọ, bố còn ở lại với mình một tuần và liên tục căn dặn mình không đi vào đường vắng với người lạ; nếu thấy nguy hiểm lập tức phải tìm công an hoặc người xung quanh giúp đỡ”, Ngọc Anh chia sẻ.

Nữ sinh viên cho biết thêm, 3 năm nay sống ởThủ đô, cô vẫn giữ thói quen không nói chuyện với người lạ như những gì bố dặn từ năm thứ nhất để giữ an toàn cho bản thân. Ngoài ra, khi đi xe bus, Ngọc Anh còn lưu ý luôn để ví tiền sâu trong ba lô và chỉ để một ít tiền lẻ trong túi, sau đó đeo ba lô đằng trước để bảo quản tài sản...

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội), câu chuyện của nam sinh Nguyễn Văn Nghĩa là sự việc rất đau lòng nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo các phụ huynh có con chuẩn bị đi học đại học.

“Điều tôi muốn nhắc đến ở đây chính là việc trang bị kỹ năng sống cho các con. Tốt nghiệp cấp 3, mỗi học sinh phải được trang bị đầy đủ kỹ năng cảnh giác với người lạ, kỹ năng đi xa một mình thế nào để đảm bảo an toàn.

Theo tôi, dù phương tiện đi lại hiện nay có hiện đại cỡ nào thì với những tân sinh viên lần đầu ra thành phố nhập học tốt nhất không nên nói chuyện nhiều với người lạ. Bố mẹ cũng đừng nên để con một mình nếu con bạn là đứa trẻ nhút nhát và chưa từng đến nơi xa lạ.

Đối tượng xấu chỉ hướng vào những người chủ quan, lơ là, không cẩn thận và không có nhiều kỹ năng xử lý các vấn đề. Chỉ cần bạn cẩn thận mọi lúc, mọi nơi, trang bị cho mình nhiều kỹ năng mềm thì việc nhận diện đối tượng xấu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh khuyến cáo.

Cũng theo chuyên gia này, cha mẹ cũng cần lưu ý với con rằng, nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào, có thể liên hệ ngay tới các số điện thoại nóng của trường để được giúp đỡ. Hiện nay, trường đại học nào cũng có bộ phận công tác học sinh, sinh viên sẵn sàng hỗ trợ các em.

Với mỗi đứa trẻ và với mỗi hoàn cảnh, phụ huynh có thể lựa chọn những cách để con tự lập và va chạm với cuộc sống ở mức độ khác nhau.

“Nếu con bạn có điều kiện, sớm được tiếp xúc với người lạ và được trang bị những kỹ năng nhất định thì việc “thả” con sống tự lập cũng là cách để rèn cho con sự trưởng thành; nhưng với những đứa trẻ non nớt thì bố mẹ cần bớt thời gian cùng con lên thành phố tìm nhà trọ, cùng con đi nhập học.

Đó là cách để bản thân phụ huynh yên tâm hơn về con, cũng là cách đồng hành và dạy cho con việc ứng xử với những người lạ thế nào, thay vì bỏ mặc cho con tự lăn lộn dù biết con còn quá non nớt với các kỹ năng”, chuyên gia tâm lý bày tỏ quan điểm.

Trước đó, gia đình nam sinh Nguyễn Văn Nghĩa đã có đơn trình báo Công an phường 26, quận Bình Thạnh sau khi mất liên lạc tại bến xe miền Đông vào rạng sáng 12/2.
Theo trình báo, Nghĩa là sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM. Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Nghĩa ở nhà học online. Ngày 11/2, Nghĩa vào TP.HCM để làm thủ tục nhập học tập trung tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Nghĩa đón xe khách Tân Hoa Châu từ huyện Tây Sơn vào TP.HCM. Khoảng 5 giờ sáng 12/2, xe khách Tân Hoa Châu đến Bến xe Miền Đông thì gia đình không liên lạc được với Nghĩa.
Đến sáng 15/2, người dân phát hiện thi thể trên sông Sài Gòn (phường 13, quận Bình Thạnh) nên trình báo cơ quan chức năng.
Qua khám nghiệm, cơ quan công an ghi nhận thi thể nạn nhân chính là tân sinh viên mất tích.

Hoàng Thanh

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Mặc lời đàm tiếu, người phụ nữ sáng mải miết bán vé số, chiều 'đứng lớp' dạy học

Đi qua hơn nửa đời người, bà giáo Nguyễn Thị Ba hàng ngày vẫn mải miết trên khắp các con hẻm của TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số, tích góp tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương.

'Bác sĩ mở phòng khám tư thì giáo viên dạy thêm là chính đáng'

ĐB Nguyễn Văn Huy phân tích, nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì việc nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.

Điều kỳ diệu mang tên cô hiệu trưởng: 'Cô đã cho con tôi một cuộc đời mới'

“Gia đình chúng tôi vô cùng cảm động và biết ơn cô B. Tôi đã sinh ra con nhưng chính cô mới là người cho con một cuộc đời bình thường như các bạn”, phụ huynh của một trẻ mắc chứng tự kỷ nói về nữ hiệu trưởng.

Đang cập nhật dữ liệu !