Vụ ám sát Thái tử Áo-Hung làm thay đổi lịch sử nhân loại

Vụ ám sát Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand được coi là vụ ám sát tồi tệ nhất trong lịch sử, bởi vụ việc là nguyên nhân làm bùng nổ Thế chiến I.

Người kế vị "bất đắc dĩ"

Theo History, Franz Ferdinand sinh ngày 18/12/1863, là con trai cả của Hoàng tử Áo Karl Ludwig (em trai Hoàng đế Áo Franz Joseph). Ông Ferdinand vốn dĩ không phải là người kế vị, nhưng cái chết của người anh họ là Thái tử Rodolf đã khiến ông trở thành người nối ngôi.

Dù là người kế vị ngai vàng, nhưng Thái tử Ferdinand lại không được lòng giới quý tộc bởi tính cách có phần ngang bướng của mình. Việc ông muốn cưới bà Sophie Chotek - con gái của một gia đình quý tộc nghèo tới từ Czech, càng làm cho sự phản đối trở nên quyết liệt.

Tuy vậy, vào năm 1899, Hoàng đế Franz Joseph vẫn cho phép hai người đến với nhau, với điều kiện là các con của Thái tử Ferdinand không được thừa kế ngai vàng. Ngoài ra, bà Sophie cũng không được phong tước vị hoàng gia, không được xuất hiện cùng chồng ở nơi công cộng, phải ngồi cách xa chồng ở bàn ăn.

Vợ chồng Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand trước khi bị ám sát. Ảnh: History

Tại đế quốc Áo-Hung, những người Serbia vốn bị coi là một vấn đề nhức nhối, bởi họ luôn khuyến khích người Bosnia tách khỏi đế quốc. Điều này bắt nguồn từ năm 1908, khi Áo-Hung sáp nhập Bosnia-Herzegovina bằng vũ lực, bất chấp sự phản đối của Serbia. Theo History, người dân Serbia đặc biệt không ưa Thái tử Ferdinand, bởi ông có tư tưởng bành trướng đế quốc Áo-Hung ở vùng Balkan và nhiều lần miệt thị người Serbia.

Đặc biệt, tổ chức khủng bố "Black Hand" (Bàn tay đen) đã đưa Thái tử Ferdinand vào danh sách những người "cần phải tiêu diệt". Tổ chức này ra đời vào năm 1911, theo đường lối giải phóng Bosnia-Herzegovina, khu vực tranh chấp giữa Serbia và đế quốc Áo-Hung.

Vụ ám sát dẫn tới Thế chiến I

Vào tháng 6/1914, với vai trò là Tổng thanh tra quân đội Áo-Hung, Thái tử Ferdinand đã nhận được lời mời tới thị sát cuộc diễn tập quân sự ở Sarajevo - thủ phủ của Bosnia-Herzegovina. Giới chức quân đội đế quốc khi đó đã cảnh báo Thái tử Ferdinand không nên đến Bosnia-Herzegovina vì nguy cơ bị ám sát. 

Tuy vậy, Thái tử Áo-Hung vẫn quyết định tới Sarajevo, bởi ông coi đây là cơ hội tốt để giới thiệu bà Sophia tới đông đảo công chúng. Và cũng chính quyết định này đã tạo ra cơ hội cho tổ chức Black Hand lên kế hoạch ám sát. 

Biết được lịch trình hoạt động của vợ chồng Thái tử Ferdinand, tổ chức Black Hand đã cử các thành viên mai phục sẵn để ám sát. Vào khoảng 10h sáng ngày 28/6/1914, khi đoàn xe hộ tống của ông Ferdinand đang trên đường tới thăm một bệnh viện ở Sarajevo thì bị tập kích bằng bom. May mắn thay là quả bom bật ra khỏi chiếc xe, và không làm vợ chồng Thái tử Ferdinand bị thương.

Hung thủ ám sát Thái tử Áo-Hung bị bắt tại hiện trường. Ảnh: Brewminate

Tại thời điểm đó, thay vì rời khỏi Sarajevo ngay lập tức, thì Thái tử Ferdinand lại tiếp tục chuyến thăm của mình. Để tránh bị ném bom một lần nữa, đoàn xe hộ tống đã di chuyển rất nhanh, khiến cho chiếc xe đầu tiên rẽ nhầm hướng.

Khi chiếc xe phải lùi lại vì nhầm đường, một sát thủ khác của Black Hand đã nhanh chóng tiếp cận và bắn 2 phát súng vào xe. Viên đạn đầu tiên trúng vào cổ Thái tử Ferdinand, viên còn lại trúng vào bụng của bà Sophie, cả hai người đều tử vong sau đó không lâu.

Trong bối cảnh chính trị châu Âu vốn đã căng thẳng, cái chết của Thái tử Ferdinand đã trở thành giọt nước tràn ly, khiến Áo-Hung tuyên chiến với Serbia vào ngày 28/7/1914. Các quốc gia khác nhanh chóng bị kéo vào cuộc xung đột, chia làm 2 phe gồm Liên minh (Đức, Áo-Hung, Italia) và Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga và cuối cùng là Mỹ). 

"Cuộc chiến vĩ đại" hay "Thế chiến I" đã xảy ra trong 4 năm tiếp theo, khiến cho 10 triệu người chết và trên 20 triệu người bị thương, làm kinh tế châu Âu kiệt quệ.

Việt Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !