Viết tiếp truyền thống hiếu học trên quê hương Nguyễn Khuyến

“Bình Lục đồng trắng nước trong/ Thóc gạo thì ít rêu rong thì nhiều”, đó là khắc họa chân thật về Bình Lục (Hà Nam), quê hương của cụ Nguyễn Khuyến. Nhưng chính sự nghèo khó ấy đã hun đúc nên tinh thần hiếu học của học trò Trường THPT A Bình Lục.

Hơn 2 vạn học sinh đã tốt nghiệp từ mái trường THPT A Bình Lục

Sáng 13/11/2022, Trường THPT A Bình Lục đã long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và 60 năm Ngày thành lập trường (1962-2022). 

Phát biểu tại Lễ kỉ niệm, thầy Trần Đình Quỳnh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Trường Phổ thông cấp III Bình Lục (nay là Trường THPT A Bình Lục) được thành lập tháng 9/1962 với 8 lớp ban đầu, 332 học sinh cùng 15 thầy, cô giáo. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong mưa bom bão đạn cũng như thời kỳ bao cấp khốn khó và thời kỳ đổi mới, dần khẳng định được vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh Hà Nam.

 Trường THPT A Bình Lục kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập.

Suốt 60 năm qua, Trường THPT A Bình Lục đã có hơn 20.000 học sinh tốt nghiệp ra trường. Trong đó, những năm kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ biên giới nhà trường có trên 3.000 học sinh tham gia các lực lượng vũ trang; 250 học sinh là liệt sỹ và hàng trăm thương bệnh binh; hơn 450 học sinh là sỹ quan trung, cao cấp; hơn 400 học sinh có học vị Tiến sỹ, Thạc sỹ; học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư; trên 5.800 học sinh là cử nhân khoa học trong các lĩnh vực. Hàng vạn học sinh đã trưởng thành ở nhiều ngành nghề, trở thành những cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học, giám đốc các doanh nghiệp, cán bộ chuyên môn giỏi ở nhiều lĩnh vực… trên khắp cả nước.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách khuyến học, khuyến tài, Trường THPT A Bình Lục đã vinh dự được trao tặng nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của các cấp. Cụ thể, trường đã được công nhận đạt Chuẩn quốc gia (năm 2012), được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; được Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc…

Đặc biệt, trong năm học 2021-2022, Trường THPT A Bình Lục được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; Công đoàn cơ sở Trường THPT A Bình Lục được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ thi đua vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. 

Tập thể Trường THPT A Bình Lục và 5 cán bộ, giáo viên của trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2021-2022.

Đáng chú ý, Trường THPT A Bình Lục luôn nằm trong top 3 ngôi trường của Hà Nam có số lượng học sinh thi đỗ các trường Đại học, Cao đẳng uy tín trong 20 năm trở lại đây. Truyền thống khoa cử, hiếu học của học sinh Bình Lục luôn được tiếp nối dưới mái trường này và trở thành niềm tự hào chung của nhân dân Bình Lục.

Các thế hệ học sinh luôn tự hào về ngôi trường THPT A Bình Lục.

Đánh giá cao những thành tích và nỗ lực của các thế hệ nhà trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng nhấn mạnh: “Những kết quả nhà trường gặt hái được trong 60 năm qua là minh chứng cho sự đồng lòng, chung sức của các thế hệ cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh và cũng là niềm cổ vũ, động viên rất lớn để thầy, trò tiếp tục nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ dạy học, xứng đáng là một trong những địa chỉ đáng tin cậy của giáo dục tỉnh nhà”. 

Viết tiếp truyền thống hiếu học

Nói thêm về truyền thống hiếu học của lớp lớp các thế hệ học sinh Trường THPT A Bình Lục, thầy Trần Đình Quỳnh cho biết, Hà Nam vốn là quê hương của nhiều vị anh hùng, nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Lê Hoàn (quê Thanh Liêm, người sáng lập nhà Tiền Lê), Nam Cao (quê Lý Nhân, một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ XX), Nguyễn Khuyến (quê Bình Lục, vị Tam nguyên cuối thế kỉ XX)... Chính mảnh đất nghèo khó “chiêm khê mùa thối”, đời sống khó khăn này đã hun đúc nên tinh thần hiếu học của con người Hà Nam.

“Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nam nói chung, Bình Lục nói riêng xuất hiện nhiều người tài, tất cả đều được hun đúc từ tình yêu quê hương đất nước, từ truyền thống hiếu học và tinh thần nỗ lực quyết tâm vươn lên. Các thế hệ học sinh Bình Lục hôm nay và mai sau luôn có quyền tự hào về những giá trị truyền thống của cha ông được tạo nên từ tình yêu quê hương đất nước. Và mái trường THPT A Bình Lục chính là địa chỉ đỏ, là nơi in dấu ấn của biết bao thế hệ thầy và trò, là cái nôi của phong trào học tập và dựng xây quê hương mới, viết tiếp truyền thống hiếu học trên vùng đất quê hương cụ Nguyễn Khuyến”, thầy Quỳnh chia sẻ thêm.

Cựu học sinh đóng góp vào Quỹ khuyến học của Trường THPT A Bình Lục để trợ giúp các thế hệ đàn em trên hành trình chinh phục tri thức.

Được biết, nhà trường cũng có Quỹ khuyến học để kịp thời cổ vũ tinh thần học tập và giúp đỡ các em học sinh nghèo vượt khó. Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập trường, các cựu học sinh đã tham gia quyên góp được hàng trăm triệu đồng vào Quỹ khuyến học này để tiếp sức cho các đàn em trên con đường chinh phục tri thức.

Nhà trường và ban liên lạc cũng phát động phong trào cựu học sinh nhận đỡ đầu các học sinh học giỏi có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể viết tiếp ước mơ được vào học các ngôi trường đại học, tự tin chuẩn bị hành trang bước vào đời.

Khánh thành tượng chân dung nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Cũng nhân dịp này, các đại biểu và hàng ngàn cựu học sinh Trường THPT A Bình Lục đã long trọng khánh thành tượng chân dung nhà thơ Nguyễn Khuyến tại khuôn viên Trường THPT A Bình Lục nhằm tưởng nhớ vị danh nhân của đất Bình Lục, cổ vũ phong trào học tập và học tập suốt đời cho các thế hệ học sinh.

Việt Hoàng

Chuyện tình từ giảng đường đại học của cặp đôi cùng đoạt Nobel

Cặp đôi thần kinh học nhà Moser đã kiên trì thực hiện cuộc tìm kiếm kéo dài hàng thập kỷ để tìm hiểu cách thức hoạt động của bộ não ở cấp độ tế bào.

10X bỏ trường chuyên để du học, quyết định ‘gap year’ đi vòng quanh thế giới

Ba mất kể từ khi Bình học lớp 6, mẹ từng bị tai nạn phải nghỉ làm trong suốt 2 năm, có giai đoạn Bình phải đi chụp ảnh thuê kiếm tiền. Vì thế, giấc mơ du học là điều nam sinh chưa từng nghĩ tới.

‘Thời chúng tôi thấy thầy cô là phải khoanh tay chào từ xa’

“Thời chúng tôi, ra ngoài đường thấy thầy cô là phải đứng khoanh tay chào từ xa, đố ai dám hỗn láo”, độc giả VietNamNet hồi tưởng lại mối quan hệ thầy trò được nuôi dưỡng trong mạch nguồn của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Nữ giảng viên nghỉ việc, về quê nuôi giun kiếm 34 tỷ đồng/năm

Nữ giảng viên Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) từ bỏ mức lương gần 2 triệu NDT/năm (6,8 tỷ đồng) về quê nuôi giun. Sau 9 năm gác lại sự nghiệp giảng dạy, đến nay Pháp Nguyệt Bình thu về hơn 10 triệu NDT/năm (34 tỷ đồng).

Vụ cô giáo Tuyên Quang: Thiếu tôn trọng nghề giáo, khó đòi hỏi thầy giỏi, có tâm

"Cứ nhìn tình trạng học sinh, phụ huynh thiếu tôn trọng nghề giáo như vậy rồi con cháu chúng ta nếu học giỏi sẽ ráng học ngành khác để làm, lấy đâu ra giáo viên giỏi, giáo viên có tâm?", một thầy giáo cảm thán.

'Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ phải tiếp tục công bố các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như thế nào và đây là câu chuyện rất hóc búa.

Vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp: Sự cô đơn cùng cực

Trong những clip đó, phía sau sự hỗn loạn, tiếng la hét, tôi thấy sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo...

Cô gái 23 tuổi phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới sau 5 phút

Sau 5 phút, Phương Trinh (23 tuổi, quê Lâm Đồng) đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên để phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023.

Xác minh nữ giáo viên bị nhóm nam sinh dồn vào góc lớp chửi bới

Tối 4/12, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm nam sinh THCS dồn vào góc lớp, xung quanh là những tiếng hò reo, chửi bới.

Tiến sĩ giả Nguyễn Trường Hải khai gì trong lý lịch nộp các trường đại học?

Ông Nguyễn Trường Hải khai tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và bài báo công bố quốc tế.

Đang cập nhật dữ liệu !