Việt Nam tuyên chiến với tội phạm tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố
Ảnh minh họa |
Quyết liệt chống tội phạm tham nhũng
Theo đánh giá của Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Việt Nam đã áp dụng một loạt chính sách và các công cụ pháp lý có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nỗ lực phòng chống tham nhũng.
Cụ thể là luật Phòng, chống tham nhũng được thông qua năm 2005 và có hiệu lực vào tháng 7/2006 (sửa đổi bổ sung năm 2007 và 2012). Năm 2009, Việt Nam đã xây dựng và ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
Hơn nữa, việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) vào ngày 30/6/2009 và Công ước chính thức có hiệu lực tại Việt Nam ngày 18/9/2009 mang lại lực đẩy mới cho những nỗ lực phòng chống tham nhũng với việc thông qua Kế hoạch Triển khai của UNCAC giai đoạn 2010 – 2020.
Kế hoạch này góp phần thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
Chính phủ nhận thấy rằng tham nhũng hiện đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam và đòi hỏi có sự cải thiện trong việc cung cấp các dịch vụ công ở tất cả các cấp. Theo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2011 gần đây do các cơ quan quốc gia và UNDP thực hiện, công chúng đòi hỏi trách nhiệm hơn nữa từ chính quyền địa phương, kiểm soát tham nhũng tốt hơn ở ngành công cộng, chất lượng cao hơn trong dịch vụ hành chính và công cộng.
Chặn đứng hoạt động rửa tiền
UNODC cũng đã từng đánh giá, Việt Nam là quốc gia dễ bị lợi dụng để thực hiện hoạt động rửa tiền, do tốc độ tăng trưởng kinh kế, đầu tư nước ngoài, thiếu sự kiểm soát quy định đáng tin cậy và chặt chẽ và thực tế là Việt Nam có nền kinh tế tiêu thụ tiền mặt lớn.
Trong khi không có số liệu chính xác về các vụ rửa tiền được xác định, có một số dấu hiệu không chính thức cho thấy một khối lượng tiền mặt lớn thường xuyên được chuyển ra và vào Việt Nam, phần lớn trong số đó là lợi nhuận từ tội phạm như buôn lậu ma túy, buôn người, tội phạm môi trường, gian lận và tham nhũng. Một phần đáng kể trong khoản tiền này được đầu tư vào đất đai và tài sản.
Để ngăn chặn tội phạm rửa tiền, năm 2005, Nghị định số 74 về Phòng chống Rửa tiền đã được ký và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm về chính sách Chống rửa tiền (AML) và thực hiện Nghị định này. Đồng thời, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống rửa tiền do Phó Thủ tướng đứng đầu, được thành lập năm 2009. Kế hoạch hành động quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2010-2011 cũng được thông qua và có hiệu lực, luật Phòng, chống rửa tiền đã được Quốc hội thông qua…
Cũng theo đánh giá của UNODC, Việt Nam đã từng bước khắc phục các thiếu sót trong năng lực chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, cụ thể là sửa đổi quy định về hành vi rửa tiền, Điều 251 của Bộ Luật hình sự.
Quyết tâm phòng, chống khủng bố
Có thể nói, khủng bố đặt ra những thách thức căn bản cho cộng đồng quốc tế và đe dọa gây nguy hại đến các giá trị cốt lõi của Liên hợp quốc – quy định pháp luật, tôn trọng nhân quyền, lòng khoan dung giữa con người và các quốc gia và giải pháp hòa bình cho các xung đột.
Hơn nữa, nó phá hoại các hoạt động kinh tế và phát triển nói chung. Vì vậy khủng bố đặt ra những thách thức nghiêm trọng với các quốc gia và cộng đồng các quốc gia trên toàn cầu. Kinh nghiệm cho thấy không một quốc gia nào không bị ảnh hưởng bởi khủng bố và trong thế giới toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể một mình giải quyết hiệu quả vấn đề này.
Các đối tượng khủng bố khôn khéo lợi dụng các quốc gia với năng lực chống khủng bố yếu kém. Do đó, thậm chí những quốc gia đó không trực tiếp đối mặt với mối đe dọa của khủng bố cũng cần được chuẩn bị đầy đủ để chống khủng bố. Hành động của quốc gia và hợp tác quốc tế là các yếu tố chủ chốt giải quyết hiệu quả hoạt động khủng bố.
Năm 2006, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua chiến lược chống khủng bố toàn cầu, trong đó đưa ra kế hoạch hành động cho cộng đồng quốc tế dựa trên bốn trụ cột: Các biện pháp xử lý các điều kiện dẫn đến sự mở rộng của hoạt động khủng bố, các biện pháp phòng ngừa và chống khủng bố, các biện pháp xây dựng năng lực quốc gia để phòng ngừa và chống khủng bố và nâng cao vai trò của hệ thống Liên hợp quốc trong vấn đề này, và các biện pháp đảm bảo tôn trọng nhân quyền cho tất cả mọi người và quy định pháp luật là nền tảng cơ bản để chống khủng bố.
Hội đồng Bảo an, trong một loạt giải pháp trước và sau, các hành động tuyên bố, các biện pháp và hoạt động của khủng bố đối lập với các mục đích và quy tắc của Liên hợp quốc, đã nhấn mạnh nhu cầu tăng cường phối hợp các nỗ lực trong nước và quốc tế, và kêu gọi các nỗ lực chung trong phòng chống tài trợ, lên kế hoạch và xúi giục hành vi khủng bố.
Việt Nam là quốc gia thành viên của Công ước ASEAN về Chống khủng bố. Việt Nam đã phê chuẩn 8 trong số 16 điều khoản của Hiệp ước. Việt Nam cũng từng bước thực hiện các nghị quyết chống khủng bố được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phê chuẩn, bao gồm Nghị quyết 1267 (1999) và Nghị quyết 1373 (2001).
Việt Nam đã đệ trình nhiều báo cáo lên Hội đồng Bảo an và tích cực hợp tác với các Ủy ban của Hội đồng Bảo an trong việc triển khai các nghị quyết này. Bộ Luật hình sự được sửa đổi năm 2009 với các điều khoản hình sự hóa một số hành vi khủng bố; Luật Tương trợ tư pháp (MLA) được ban hành năm 2007 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2008.
Việt Nam đang thúc đẩy các bước xây dựng luật cụ thể để triển khai Công ước về Chống tài trợ cho khủng bố và Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Trong vài năm vừa qua, Việt Nam và UNODC đã phối hợp trên nhiều phương diện thuộc hoạt động tư pháp hình sự chống khủng bố, từ việc thúc đẩy phê chuẩn và thực hiện luật.