Việt Nam phát triển sử dụng năng lượng điện hạt nhân vì mục đích hòa bình

Chính sách nhất quán của Việt Nam là coi bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Việt Nam phát triển sử dụng năng lượng điện hạt nhân vì mục đích hòa bình - ảnh 1

Việt Nam đã và đang ứng dụng rộng rãi kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, đồng thời bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, là một nước đi sau về lĩnh vực năng lượng hạt nhân, Việt Nam coi trọng và mong muốn mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. 

Vì vậy, việc tăng cường hợp tác, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các nước có nền công nghệ hạt nhân tiên tiến và nhiều kinh nghiệm thành công trong xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, tháo gỡ và quản lý an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân.

Điện hạt nhân (ĐHN) đang là giải pháp tối ưu cho vấn đề năng lượng của nhiều quốc gia. Vấn đề công nghệ và quản lý đã được cải tiến để bảo đảm an toàn gần như tuyệt đối. Theo CNBC, trên toàn thế giới hiện có tổng số 443 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động và 65 nhà máy khác đang được xây dựng ở 16 quốc gia. 

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% hàng năm, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam trở nên rất cấp thiết. Theo Bộ Công Thương, đến năm 2015, cả nước thiếu 8 tỉ kWh điện, đến năm 2020 thiếu từ 36 đến 65 tỉ kWh. Ngay cả khi khai thác hết các nguồn năng lượng tự nhiên không tái tạo như than đá, khí đốt và đẩy mạnh mua điện của nước ngoài cũng không thể cung cấp đầy đủ, lâu dài cho nhu cầu trong nước. Biện pháp duy nhất để cải thiện tình hình căng thẳng về năng lượng lúc này là phải phát triển ĐHN.

Dự án nghiên cứu điện hạt nhân được Việt Nam thực hiện từ năm 1996-2001. Việt Nam đã là  thành viên các hiệp ước quốc tế liên quan tới các vấn đề về năng lượng hạt nhân. Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều hoạt động như hội thảo, triển lãm, giáo dục đào tạo, trao đổi thông tin và kinh nghiệm về ĐHN, với sự hỗ trợ của các quốc gia có nền công nghiệp hạt nhân phát triển.

Ngày 25/11/2009, chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Ngày 18/8/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1558/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”. Bộ Công Thương giao Viện Năng lượng lập Báo cáo đầu tư xây dựng nhà máy ĐHN tại Phước Dinh và Vĩnh Hải - tỉnh Ninh Thuận, hai địa điểm đã qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi với kết quả điều kiện địa chất, địa chấn và kiến tạo tốt; đất rộng và mật độ dân cư thấp. Liên bang Nga và Nhật Bản là hai quốc gia đầu tiên cung cấp công nghệ nhà máy ĐHN cho Việt Nam.

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Hợp tác với Liên bang Nga luôn được Việt Nam xác định, Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay là “cái nôi” đào tạo các nhà khoa học hàng đầu về năng lượng nguyên tử của Việt Nam. Các thế hệ các nhà khoa học này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam. Chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev, ngày 6-4-2015, khẳng định rõ nét quan hệ đối tác chiến lược của hai nước. Lãnh đạo Chính phủ hai nước khẳng định, thúc đẩy triển khai xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận I như đã thỏa thuận theo phương châm đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn cao nhất, trong đó tuân thủ đúng các quy định pháp luật Việt Nam về đầu tư xây dựng.

Nhà máy ĐHN mới đòi hỏi rất nhiều nhân lực được đào tạo bài bản. Do đó, từ 5 năm trước, Việt Nam và Nga đã ký Biên bản Ghi nhớ về việc đào tạo nhân sự cho ngành công nghiệp hạt nhân của Việt Nam. Đến nay đã có hơn 300 sinh viên Việt Nam học tập tại Nga. Hai năm gần đây, có thêm gần 200 chuyên viên Việt Nam được tập huấn nghiệp vụ tại các nhà máy ĐHN của Nga và trên 50 chuyên viên khác được đào tạo về an toàn hạt nhân, kế hoạch nhân sự và các mảng khác nhau trong vận hành cơ sở hạ tầng hạt nhân.

Sự chấp thuận từ cộng đồng đối với điện hạt nhân cũng là một mảng quan trọng trong hợp tác Việt-Nga. Hai bên cũng đã thành lập Trung tâm Thông tin Năng lượng Hạt nhân đầu tiên tại Hà Nội, với nhiệm vụ giúp người dân địa phương phát triển thái độ tích cực đối với năng lượng hạt nhân, không thỏa hiệp với sự bịa đặt vô căn cứ về nguy cơ của ĐHN với con người và môi trường. Bên cạnh đó, nhằm định hình chương trình phát triển ĐHN tại Việt Nam, tháng 2-2015, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) và Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam đã ký Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Hỗ trợ Thông tin đối với Các dự án chung trong lĩnh vực Công nghiệp Điện hạt nhân.

Hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ngày càng chặt chẽ và sâu sắc. Quá trình hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự (hay hạt nhân vì hòa bình) mấy thập niên qua không ngừng phát triển về quy mô và nội dung, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai quốc gia.

Đặc biệt, sau khi hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự ngày 31-10-2011 và Nhật Bản được lựa chọn là đối tác xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận II, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước về năng lượng hạt nhân đã có sự biến chuyển mới về chất.

Từ tháng 10-2010, sau khi có sự thỏa thuận giữa hai vị thủ tướng của hai nước về việc Nhật Bản đã triển khai hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng chính thức tham gia các hợp tác với Nhật Bản, trong đó có chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy ĐHN. Phía Nhật Bản đã thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế Nhật Bản (JINED) - công ty đầu mối thực hiện dự án này. JINED gồm 9 công ty điện lực của Nhật Bản, Công ty cổ phần Tổ chức cải cách công nghiệp, Công ty cổ phần Toshiba, Công ty Cổ phần Hitachi và Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi.

Các công ty điện lực Nhật Bản đã đàm phán và đề xuất với EVN kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho việc vận hành, bảo dưỡng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận II. Theo đó, từ tháng 2-2014, các trường đại học của Nhật Bản đã sẵn sàng tiếp nhận các sinh viên Việt Nam theo học ngành năng lượng hạt nhân. Dự kiến, từ năm 2016, mỗi năm các trường đại học Công nghệ Nagaoka, Fukui, Công nghệ Fukui… sẽ đón nhận 20 học viên Việt Nam du học từ nguồn ngân sách của Chính phủ Việt Nam theo chương trình Đề án 1558.

Không dừng ở lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân. Các công ty điện hạt nhân Nhật Bản đã cử các nhóm chuyên gia sang Việt Nam tham gia công tác khảo sát bổ sung, trao đổi ý kiến với các đối tác Việt Nam về một số yếu tố như khí tượng, hải tượng, địa hình, địa chất tại ở địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận II, nhằm phục vụ xây dựng Luận chứng khả thi của Dự án xây dựng nhà máy này.

Hợp tác Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được nâng lên một tầm cao mới với Hiệp định 123, ngày 6/5/2014. Việc ký Hiệp định về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân giữa hai quốc gia đã đánh dấu bước tiến quan trọng về sự tin cậy trong quan hệ hợp tác, thúc đẩy những dự án hợp tác cụ thể về ứng dụng bức xạ cũng như phát triển ĐHN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước. 

Hiệp định 123 được ký kết trên tinh thần của Mục 123 về “Hợp tác với các quốc gia khác” trong Luật Năng lượng nguyên tử năm 1954 của Hoa Kỳ nhằm điều chỉnh các giao dịch thương mại trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và tạo khung pháp lý để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác Hoa Kỳ trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử, đặc biệt trong phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam. Hiệp định này là cơ sở để VN có thể tiếp nhận công nghệ hạt nhân tiên tiến, hiện đại trực tiếp hoặc có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cho các dự án ĐHN của Việt Nam. 


Quang Dũng

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !