Việt Nam đối diện mối lo "cường quốc mì ăn liền"

Rất khó để kết luận điều gì đang tạo ra tỷ lệ tăng nhanh khủng khiếp, đến 24% trong 4 năm của mì ăn liền. Nhưng có thể dễ dàng gắn nó với việc chất lượng sống của chúng ta đang đi xuống.

Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tổng lượng gói/cốc mì tiêu thụ với 5,4 tỷ đơn vị mỗi năm sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.

Khi mà một hãng mì gói quảng cáo rằng họ “phục vụ hàng tỷ bữa ăn cho người Việt mỗi năm” thì hẳn ai cũng ý thức được rằng mì ăn liền không hẳn là bữa ăn, nó ít chất dinh dưỡng và chỉ chống lại cái đói. Và tuyên ngôn ấy, không phải điều đáng tự hào.

Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tổng lượng gói/cốc mì tiêu thụ với 5,4 tỷ đơn vị mỗi năm sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Nếu tính theo số gói mì tiêu thụ trên đầu người, chúng ta đứng thứ 3 với trung bình 56,2 gói mì/người/năm, chỉ sau Hàn Quốc và Indonesia. Ở “công xưởng của thế giới”, Trung Quốc, mỗi năm người ta chỉ ăn trung bình hơn 36 gói mì.

Nhưng nếu xét đến tỷ lệ tăng trong nhóm có “truyền thống ăn mì” (không tính đến nhiều nước Âu Mỹ hay Ấn Độ mới được khai phá về món ăn này) thì Việt Nam có tỷ lệ tăng nhanh khủng khiếp trong tiêu thụ: từ năm 2008 đến 2012, lượng tiêu thụ của chúng ta tăng gần 24%, tương đương với gần 1 tỷ gói, tức là mỗi người ăn thêm khoảng hơn 10 gói trong giai đoạn này.

Việt Nam đối diện mối lo

Trong cùng thời gian, số lượng gói mì được tiêu thụ ở Trung Quốc và Indonesia chỉ tăng 3%, Hàn Quốc và Nhật Bản tăng 5%. Rõ ràng, có vấn đề gì đó ở đây.

Trước khi xét đến khía cạnh kinh tế, mì ăn liền là một văn hóa. Nếu xét đến việc hai nền kinh tế mạnh và có GDP đầu người rất cao là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tiêu thụ mì khủng khiếp thì dễ nhìn ra khía cạnh này: văn hóa mì gắn với khẩu vị, phong cách sống, nếp sinh hoạt. Nhưng nó tất nhiên cũng là một thứ phản ánh chất lượng sống: mì ăn liền đã mang ý nghĩa ấy ngay từ khi nó ra đời, khi mà nước Nhật nghèo túng thời hậu Thế chiến 2 cần một món ăn rẻ tiền, nhanh chóng để phục vụ cho công cuộc tái thiết, và có thể được tạo ra từ lương thực mà người Mỹ viện trợ.

Cho đến hôm nay, nó vẫn được mô tả một cách đầy trang trọng là thứ “vũ khí chống lại nạn đói” trên toàn cầu.

Người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ đâu những tác hại dinh dưỡng của mì ăn liền. Rối loạn chức năng dạ dày (trẻ em ăn mì sẽ bị hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng khác), thiếu chất dinh dưỡng, béo phì và tim mạch, lão hóa sớm và có thể dẫn đến ung thư.

Vậy thì ở một nền ẩm thực được ngưỡng mộ bậc nhất trên thế giới, nơi mà thứ được phương Tây gọi là “đồ ăn nhanh”, hoặc là “take-away” (thức ăn mang đi) có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu dưới muôn vàn hình thức, nơi đã tạo ra “bánh mi” (một thứ đồ ăn nhanh tiêu biểu) và “pho” (một loại mì gạo) vốn nổi tiếng đến mức có trong từ điển Oxford, hoàn toàn có thể nói rằng dân Việt Nam đã PHẢI ăn thêm mì ăn liền với một lý do nào đó.

Việt Nam đối diện mối lo

Rất khó để kết luận điều gì đang tạo ra tỷ lệ tăng nhanh khủng khiếp, đến 24% trong 4 năm của mì ăn liền. Nhưng có thể dễ dàng gắn nó với việc chất lượng sống của chúng ta đang đi xuống.

Có thể nó gắn với cuộc suy thoái kinh tế. Những người lao động mất việc đầy rẫy, những bạn sinh viên khó kiếm việc làm thêm,… Dù sao thì, gạt bỏ yếu tố văn hóa khó đo lường, người ta ăn mì ăn liền mục đích đầu tiên là cho đỡ đói. Ăn nhiều mì hơn tức là ít nhiều, người ta đang đói hơn.

Có thể thực tế này cũng gắn với công cuộc đô thị hóa chóng mặt. Nhiều người bỗng buộc phải biến thành cư dân đô thị khi mà chưa hề được chuẩn bị cho điều đó: họ ăn mì vì vấn đề kinh tế, hay là vì áp lực của cuộc sống thành thị, họ làm việc đến tối mịt và về căn nhà thuê một mình. Có thể họ cũng từng có một mảnh vườn rau và gian bếp đun củi ở đâu đó.

Việt Nam đối diện mối lo

Có thể đơn thuần là vấn đề thiếu giáo dục/ nhận thức về dinh dưỡng.

Và lạc quan tếu hơn, có khi nào tỷ lệ mì gói tăng nhanh chỉ bởi vì chúng ta đang nhậu nhiều hơn, những vắt mì được cho vào nồi lẩu đang nhiều lên?

Dù thế nào, có một Thực Tế Mì Ăn Liền mà Việt Nam đang phải đối mặt. Thực tế ấy là nước ta đang ăn thêm nhiều một thứ ít chất dinh dưỡng (thậm chí độc hại) hơn bất kỳ nước nào, và bạn hãy nghĩ đến nó khi đun nước ăn mì, bên cạnh những báo cáo lạc quan nào khác về tăng trưởng.

Thực tế mì ăn liền xứng đáng được coi là một vấn đề quốc gia. Và cho dù bạn thực sự yêu mì gói, vấn đề ấy cũng cần được giải quyết.

Theo Depplus/Vietnamnet.vn

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.