Việt Nam cam kết mạnh mẽ về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố
Tháng 02/2014, trên cơ sở các lần báo cáo tại chỗ, phiên họp toàn thể FATF xác nhận Việt Nam đã hoàn thành các kế hoạch hành động và quyết định Việt Nam không còn phụ thuộc vào quá trình giám sát của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF).
Trước đó, tại hội nghị thường niên Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) năm 2013, APG đã khẳng định rằng Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc bổ sung các thiếu sót đã đề cập trong báo cáo đánh giá chung APG năm 2008.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18/6/2012, Luật này quy định về phòng, phát hiện và xử lý các cá nhân và các tổ chức có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và các cơ quan trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống các hoạt động rửa tiền; hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.
Chính phủ cũng đã có Nghị định hướng dẫn thi hành luật Phòng, chống rửa tiền. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của luật về các biện pháp phòng, chống rửa tiền, thu thập, phân tích và phổ biến các thông tin về phòng chống rửa tiền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động phòng, chống rửa tiền, và hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.
Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn tất cả các định chế tài chính và các ngành nghề kinh doanh phi tài chính chỉ định (DNFBP) như: Kinh doanh vàng bạc, đá quý, đại lý bất động sản, luật sư, kế toán và casino để thực hiện các quy định của luật Phòng, chống rửa tiền trên cơ sở nhận biết khách hàng và nhận thức của khách hàng và các biện pháp phòng ngừa khác.
Đầu tháng 2/2014, Việt Nam đã được ICRG thuộc FATF đưa ra khỏi Quy trình rà soát bởi Việt Nam đã tuân thủ phần lớn Khuyến nghị số 1 về tội phạm rửa tiền. Ảnh: Minh họa từ Internet |
Trước đó, ngày 12/06/2012, Quốc hội đã thông qua luật Phòng, chống khủng bố, có hiệu lực từ ngày 01/10/2013. Căn cứ vào Điều 10 của luật Phòng, chống khủng bố, Chính phủ đã ban hành các Nghị định như:
Nghị định về việc đình chỉ lưu hành, đóng băng, bắt giữ, cầm giữ, xử lý với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; lập danh sách các tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, Nghị định có hiệu lực từ ngày 11/10/2013;
Nghị định về cơ cấu tổ chức, chức năng, trách nhiệm và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khủng bố ở các cấp độ khác nhau có hiệu lực từ ngày 27/01/2014;
Nghị định về quyền hạn, điều kiện, thủ tục liên quan đến việc thực hiện các biện pháp chống khủng bố và người có thẩm quyền được giao để chống khủng bố có hiệu lực từ ngày 04/02/2014;
Thông tư Liên Bộ số 09 được ban hành ngày 30/11/2011của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân tối cao đã cụ thể hoá hành vi rửa tiền và các hành vi che giấu nguồn gốc của tài sản đã rửa được nêu trong Bộ Luật hình sự.
Với Thông tư này, Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), Nhóm rà soát khu vực (RRG) thuộc Nhóm xem xét các vấn đề về hợp tác quốc tế (ICRG) và các APG, RRG và Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) đã công nhận rằng Việt Nam đã tuân thủ phần lớn Khuyến nghị số 1 về tội phạm rửa tiền. Kết quả là, Việt Nam đã được đưa ra khỏi Quy trình rà soát của ICRG thuộc FATF vào tháng 2/2014;
Thông tư số 06 được ban hành ngày 05/05/2012 của các Bộ liên quan và APG tại phiên họp toàn thể vào tháng 07/2012 đã công nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các Khuyến nghị đặc biệt II.
Hiện nay, Bộ Tư pháp có trách nhiệm soạn thảo Bộ luật hình sự mới với những sửa đổi trong các thông tư về rửa tiền và tài trợ khủng bố. Việt Nam cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống rửa tiền (NCC). Các thành viên gồm lãnh đạo 13 bộ ngành gồm: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nhóm công tác dưới NCC bao gồm các trưởng bộ phận, giám đốc và các chuyên gia từ các thành viên cấp bộ trưởng trở lên. NCC đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia nhằm thực hiện Kế hoạch hành động đã cam kết của Chính phủ với FATF bằng các Quyết định số 1451 ngày 12/08/2010, Quyết định số 287 ngày 24/02/2011, và Quyết định số 1560 ngày 18/10/2012 về kế hoạch hành động trong giai đoạn từ 2015 -2020.
Để thực hiện kế hoạch trên, mỗi Bộ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra của ngành mình trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, casino, bất động sản,...
Trong năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của APG và được đánh giá đối với 40 + 9 Khuyến nghị trong năm 2008. Từ năm 2010 -2/2014, Việt Nam đã thực hiện kế hoạch hành động của FATF và cam kết của Chính phủ Việt Nam.
Tháng 02/2014, trên cơ sở các lần báo cáo tại chỗ, phiên họp toàn thể FATF xác nhận Việt Nam đã hoàn thành các kế hoạch hành động và quyết định Việt Nam không còn phụ thuộc vào quá trình giám sát của FATF.