Vì sao Nhật Bản khuyến khích người dân quay lại 'bàn nhậu'?
Theo Financial Times, tại Nhật Bản, một cuộc thi có tên “Sake Viva!” (Rượu sake muôn năm!) đã được phát động nhằm tìm ra những cách hiệu quả để khuyến khích thế hệ trẻ từ 20 đến 39 tuổi uống nhiều đồ uống có cồn hơn.
Cuộc thi sẽ kéo dài đến đầu tháng 9 kêu gọi thí sinh mang đến “những sản phẩm và thiết kế mới” cũng như những cách để quảng bá việc uống đồ có cồn ở nhà.
Các tác giả đã giải thích sự cần thiết và kịp thời của cuộc thi bằng cách giảm thuế từ ngành công nghiệp rượu do giảm dân số, cũng như thay đổi lối sống của người trẻ tuổi sang lối sống lành mạnh hơn trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Nhật Bản khuyến khích thanh niên uống rượu. (Ảnh: Global Look Press) |
Bộ Y tế Nhật Bản bày tỏ hy vọng rằng chiến dịch cũng sẽ nhắc nhở mọi người nhớ chỉ uống “một lượng đồ có cồn phù hợp”.
Những người lọt vào vòng chung kết của cuộc thi sẽ được mời tham dự lễ trao giải tại Tokyo vào ngày 10/11, và Cơ quan Thuế Quốc gia Nhật Bản (NTA) cho biết họ sẽ hỗ trợ thương mại hóa các ý tưởng từ người chiến thắng.
Theo NTA, mức tiêu thụ rượu ở Nhật Bản giảm từ mức trung bình 100 lít/người/năm vào năm 1995 xuống còn 75 lít/người/năm vào năm 2020. Việc giảm doanh số bán rượu ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của Nhật Bản, vốn đang thâm hụt hơn 48 nghìn tỷ yen (khoảng 350 tỷ USD).
Ngoài ra, thuế rượu giảm từ mức chiếm 5% doanh thu thuế của Nhật Bản hồi năm 1980 xuống còn 3% vào năm 2011 và còn 1,7% vào năm 2020.
Trong khi đó, tổng doanh thu từ thuế rượu trong năm tài chính 2020 giảm hơn 110 tỷ yen, xuống còn 1,1 nghìn tỷ yen so với năm 2019, NTA cho biết. Đây là mức thu nhập từ thuế rượu giảm mạnh nhất trong 31 năm qua.
“Khi làm việc tại nhà đã đạt được những hiệu quả nhất định trong thời gian đại dịch Covid-19, nhiều người có thể đặt ra câu hỏi liệu họ có cần tiếp tục thói quen uống rượu với đồng nghiệp để mở rộng quan hệ không”, một quan chức của NTA cho biết.
“Nếu giai đoạn ‘bình thường mới’ trở thành nếp sống mới, đây sẽ là một luồng gió mang đến nguồn thu cho doanh thu thuế”, vị quan chức này nói thêm.
Thanh Bình (lược dịch)
Những quốc gia ít phụ thuộc nhất vào khí đốt của Nga ở châu Âu
Theo nhà phân tích tài chính, Phó Tiến sĩ kinh tế Mikhail Belyaev Hà Lan, Anh, Pháp, Na Uy, Ba Lan, cũng như các nước Nam Âu như Italy và Tây Ban Nha thực tế không phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.
Afghanistan thay đổi những gì sau 1 năm Taliban nắm quyền
Sau khi lên nắm quyền, Taliban đã cam kết sẽ xây dựng một đất nước Afghanistan mới để được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của Taliban, Afghanistan vẫn còn rất nhiều vấn đề nổi cộm.