Sau khi lên nắm quyền, Taliban đã cam kết sẽ xây dựng một đất nước Afghanistan mới để được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của Taliban, Afghanistan vẫn còn rất nhiều vấn đề nổi cộm.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết, 97% dân số Afghanistan đang sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực và ngày càng nhiều người đang sống dưới mức nghèo đói mỗi ngày.
Hơn 1,1 triệu trẻ em Afghanistan dưới 5 tuổi đã bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng trong khi Afghanistan hiện đang phải đối phó với nhiều dịch bệnh khẩn cấp như Covid-19, bệnh sởi, tiêu chảy cấp và sốt xuất huyết bùng phát cùng lúc.
Quốc gia này hiện có số người trong tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp cao nhất thế giới, với hơn 23 triệu người cần hỗ trợ và khoảng 95% dân số không đủ ăn mỗi ngày.
Hai vụ động đất trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua càng khiến cho điều kiện nhân đạo tại nhiều khu vực ở Afghanistan xuống dốc.
Afghanistan thay đổi những gì sau 1 năm Taliban nắm quyền:
Sự thay đổi quyền lực đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Afghanistan.
Hàng tỉ USD tài sản của ngân hàng trung ương bị đóng băng và các lực lượng nước ngoài cũng như các nhà tài trợ quốc tế đã chạy trốn khỏi Afghanistan, khiến nước này không có tiền trợ cấp chiếm 3/4 chi tiêu của chính phủ.
Taliban đã bãi bỏ Bộ Phụ nữ Afghanistan của chính quyền cũ và thành lập trên cơ sở là Bộ Thuyết giáo, hướng dẫn, tuyên truyền đức hạnh và ngăn chặn tội lỗi. Ngay sau khi giành được quyền lực, các chiến binh bắt đầu loại bỏ hình ảnh phụ nữ trên đường phố.
Nữ dẫn chương trình truyền hình Afghanistan buộc phải che mặt khi phát sóng.
Taliban cũng đã cấm hầu hết mọi hoạt động giải trí. Các chiến binh đóng cửa một rạp chiếu phim lịch sử ở thủ đô Kabul, đã hoạt động trong vài thập kỷ. Các rạp chiếu phim chủ yếu chiếu phim Ấn Độ, châu Âu và Mỹ - đây được cho là trái với luật Sharia.
Vào đêm trước năm học mới, Taliban đã yêu cầu phụ nữ học tại các trường đại học và cao đẳng tư thục phải đeo niqab (vải trùm mặt, được một số phụ nữ Hồi giáo sử dụng) trong giờ học. Đồng thời, các lớp học nên được tổ chức riêng cho nam và riêng cho nữ.
Vào tháng 5, thủ lĩnh tối cao của Taliban đã ban hành sắc lệnh cấm phụ nữ ra ngoài mà không che mặt.
Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, Taliban đã vi phạm nhiều quyền con người, trong đó nghiêm trọng nhất là việc loại trừ quyền của phụ nữ và trẻ em gái ra khỏi cuộc sống công cộng, cũng như áp bức có hệ thống.
Liên quan đến tình hình nhân đạo khó khăn, vào tháng 12/2021, các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Afghanistan trong một năm.
Mặc dù được hỗ trợ nhân đạo và tài chính, Afghanistan vẫn đang gặp khủng hoảng lương thực nghiêm trọng. Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) cho biết “ngày nay, khoảng 25 triệu người Afghanistan đang sống trong cảnh nghèo đói”.
Tình hình nhân đạo trở nên tồi tệ hơn ở Afghanistan vào mùa đông do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Taliban tuyên bố, ngày 15/8 là ngày nghỉ lễ toàn quốc để kỷ niệm một năm lực lượng này lên nắm quyền ở Afghanistan.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.