Sức mạnh đáng sợ của tàu khu trục Mỹ đang hoạt động ở Biển Đông

Hạm đội 7 Mỹ mới đây đã điều tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất thế giới đến gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam để thách thức những yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Theo thông báo mới đây của Hạm đội 7 Mỹ, hôm 14/7, tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke USS Ralph Johnson (DDG-41) của Hải quân Mỹ đã được điều đến khu vực gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông để thực hiện một chuyến tuần tra “tự do hàng hải nhằm tăng cường hợp tác an ninh vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Theo thông báo của Mỹ, việc tàu chiến nước này đi qua vô hại ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế, nhằm duy trì các quyền tự do hàng hải đồng thời thách thức các yêu sách phi lý trên biển bất kể đó là ai.

{keywords}
 Tàu khu trục DDG-41 hoạt động gần quần đảo Trường Sa hôm 14/7. Nguồn: Sina.

Hành động của Mỹ được coi là nhằm khẳng định lập trường của nước này ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo tuyên bố rằng tất cả các tuyên bố của Trung Quốc đối với tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là bất hợp pháp. Cũng như coi các hành động trên biển của Trung Quốc hiện nay là hành động bắt nạt nhằm kiểm soát những nguồn tài nguyên này.

USS Ralph Johnson thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz từng tập trận cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan vào đầu tháng 7/2020. Đây là tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke thứ 64 của Hải quân Mỹ, được hạ thủy cuối năm 2015. Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường mạnh nhất và đông đảo nhất thế giới hiện nay. Tàu dài 155,3 m, rộng 20 m, cao 9,4 m, lượng giãn nước khi đầy tải đạt 9.600 tấn, tốc độ trên 56 km/h, tầm hoạt động 8.000 km, biên chế thủy thủ đoàn tối đa 320 người.

Con tàu có giá trị khoảng 1,8 tỉ USD, vũ khí chính của tàu là 56 tên lửa hành trình Tomahawk của hãng Raytheon, chuyên dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên bộ hoặc chống tên lửa đối hạm. Điểm đáng sợ của tàu khu trục lớp này đó là hệ thống tác chiến Aegis hiện đại, sử dụng hệ thống kiểm soát duy nhất tích hợp các cảm biến và vũ khí trên tàu để chống lại các mối đe dọa từ đối phương. Được biết, hiện nay Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp đối phó với hệ thống này nhưng vẫn chưa đạt được kết quả khả quan nào.

Ngoài ra, tàu khu trục lớp Arleigh Burke còn được trang bị 8 tên lửa hải đối hải Harpoon phục vụ cho mục đích chống hạm và hệ thống chống ngầm ASROC. Tàu còn có 6 ống phóng ngư lôi 324 mm MK32, có thể phóng ngư lôi tự hành chống ngầm.

{keywords}
Trung Quốc chưa có biện pháp đối phó hiệu quả với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Nguồn: Sina.

Khẩu pháo MK45 cỡ nòng 127 mm được trang bị hệ thống ngắm quang điện tử Kollmorgen có thể tiêu diệt tàu mặt nước, máy bay của đối phương và các mục tiêu bờ biển. Pháo MK45 có khả năng nạp đạn tự động, cơ chế kiểm soát bắn hoàn toàn tự động, có thể bắn hết cơ số đạn 20 viên/phút.

Về phương diện theo dõi, trinh sát mục tiêu, tàu được trang bị cụm radar mảng pha quét điện tử AN/SPY-1, cùng loạt tên lửa đánh chặn SM-2/3, RIM-156, RIM-161 cho chúng có khả năng phá hủy máy bay thậm chí cả tên lửa đạn đạo của đối phương. Cùng với đó, tàu được tích hợp hệ thống định vị thủy âm (sonar) AN/SQS-53C trên thân và sonar kéo AN/SQR-19 sau tàu để phát hiện tàu ngầm từ phía đuôi.

Trên tàu còn được trang bị thêm tên lửa Sea Sparrow. Đây là loại tên lửa phòng thủ hiện đại chuyên dùng để tiêu diệt các loại tên lửa chống hạm của đối phương nhờ khả năng dẫn đường của radar AN/SPY-1D. Nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tầm gần, tàu được trang bị hai khẩu pháo 6 nòng Phalanx MK15 cỡ nòng 20 mm có khả năng bắn cực nhanh.

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị 4 động cơ turbine khí GE LM 2.500, mỗi động cơ có công suất tới 33.600 mã lực, giúp nó có thể cơ động rất linh hoạt trên biển với vận tốc tối đa gần 60 km/h. Hiện nay, để đối phó với tàu khu trục lớp này của Mỹ, Trung Quốc chỉ có biện pháp duy nhất là sử dụng chiến thuật “bầy sói”, tức là lấy số đông để áp chế số ít, tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế.

Mỹ ‘rải tiền’ ở Đông Âu để đối đầu toàn diện với Nga

Mỹ ‘rải tiền’ ở Đông Âu để đối đầu toàn diện với Nga

Mỹ đang tiến hành nhiều động thái tăng cường sự hiện diện ở Đông Âu để có thể kiềm chế Nga một cách toàn diện hơn.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !