Vì sao lò phản ứng hạt nhân hiện đại nhất thế giới tại Trung Quốc dừng hoạt động?

Thông tin Nhà máy Điện Hạt nhân Đài Sơn của Trung Quốc cho dừng hoạt động một lò phản ứng làm dấy lên mối nghi ngờ về độ an toàn của công nghệ EPR. 

Các nhà phân tích nhận định, việc dừng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân hiện đại nhất thế giới thuộc Nhà máy Điện Hạt nhân Đài Sơn ở tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc có thể là dấu hiệu cảnh báo đối với nhiều quốc gia khác.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong thông báo hôm 30/7, Tập đoàn Điện hạt nhân Tổng hợp Trung Quốc (CGN), đơn vị sở hữu 70% cổ phần tại Nhà máy Điện Hạt nhân Đài Sơn, cho hay cơ quan này đã cho đóng một trong số những lò phản ứng tại Nhà máy Đài Sơn để bảo dưỡng nhằm thay thế các thanh nhiên liệu bị hư hại.

{keywords}
Lò phản ứng hạt nhân hiện đại nhất thế giới tại Nhà máy Điện Hạt nhân Đài Sơn ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc dừng hoạt động. (Ảnh: EyePress)

Quyết định của CGN được đưa ra sau 1 tuần Électricité de France (EDF), đơn vị nằm dưới sự quản lý của chính phủ Pháp và sở hữu 30% cổ phần Nhà máy Điện Hạt nhân Đài Sơn, cho hay việc dừng hoạt động của lò phản ứng là cần thiết.

Trong tuyên bố hôm 30/7, CGN nhấn mạnh quyết định được đưa ra xem như “bảo toàn”.

Đi vào hoạt động từ năm 2018, Nhà máy Điện Hạt nhân Đài Sơn là cơ sở điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới sử dụng lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới EPR. Các lò phản ứng EPR được cho có ưu điểm lớn về độ an toàn và hoạt động hiệu quả hơn so với các lò phản ứng truyền thống, đồng thời tạo ra ít rác thải hạt nhân hơn.

Lò phản ứng EPR cũng đang được triển khai xây dựng tại một số nước bao gồm Phần Lan và Pháp, cũng như tại Nhà máy Điện Hạt nhân Hinkley Point C ở Anh. Trong đó, CGN và EDF nằm trong số các nhà đầu tư chính cho dự án ở Anh.

Ông Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng tại Đại học Hạ Môn, nhận định việc đóng cửa lò phản ứng là chuyện không mong muốn và làm dấy lên những quan ngại về các thiết kế mới như lò phản ứng EPR.

“Cần phải thận trọng hơn khi nó liên quan tới các nhà máy hạt nhân”, ông Lin cho hay.

Trước đó, hồi tháng Sáu, công ty hạt nhân Framatome của Pháp, đơn vị hỗ trợ vận hành Nhà máy Đài Sơn, đã đưa ra cảnh báo về “mối đe dọa rò rỉ phóng xạ sắp xảy ra” tại cơ sở hạt nhân này. Công ty Framatome cho biết, đơn vị “đang hỗ trợ đưa ra giải pháp cho vấn đề hoạt động” tại Nhà máy Đài Sơn.

Dẫn bức thư được Framatome gửi tới Cơ quan Năng lượng Mỹ, CNN cho hay lời cảnh báo còn bao gồm cáo buộc cục an ninh hạt nhân Trung Quốc đã cho nâng giới hạn cho phép về nồng độ phóng xạ thoát ra ở bên ngoài cơ sở Đài Sơn để tránh khả năng nhà máy phải dừng hoạt động.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tin rằng, Nhà máy Điện Hạt nhân Đài Sơn của Trung Quốc hiện vẫn chưa ở “mức khủng hoảng”.

Theo ông Lin, dù EDF đã phát hiện sự bất thường tại Nhà máy Đài Sơn vào giữa tháng Sáu, nhưng cơ sở này vẫn hoạt động cho tới cuối tháng Bảy, điều này cho thấy sự cố không nghiêm trọng.

“Nó là công nghệ mới và lần đầu tiên được sử dụng trên thế giới. Nếu có vấn đề trong khâu thiết kế, họ sẽ cần tiến hành điều tra để tìm cách khắc phục. Nếu đó là sự cố lớn dĩ nhiên nhà máy sẽ phải dừng hoạt động ngay trong ngày hoặc sau vài ngày báo cáo được công bố, nhưng dường như đây chỉ là lỗi nhỏ”, ông Lin nhận định.

Ông David Fishman, quản lý tại Tập đoàn tư vấn năng lượng The Lantau Group, cho rằng ngành công nghiệp thường không cho đóng lò phản ứng ngay lập tức để thay thế và đánh giá các thanh nhiên liệu bị hư hại như thế nào, mà thay vào đó các thanh nhiên liệu vẫn sẽ ở trong lò phản ứng cho tới giai đoạn tiếp liệu tiếp theo.

"Tôi nghi ngờ phía Pháp đang muốn xem việc các thanh nhiên liệu bị hư hại là do nguyên nhân gì bằng cách trực tiếp thay đổi thiết kế của thiết bị, hóa học nước quanh thanh nhiên liệu, quy trình vận hành của nhà máy hoặc quá trình sản xuất nhiên liệu để đảm bảo chuyện này sẽ không xảy ra tại các nhà máy khác đang sử dụng thiết kế như ở Nhà máy Đài Sơn”, ông Fishman cho biết.

Trung Quốc hiện có 46 nhà máy hạt nhân với tổng năng lượng điện sản xuất là 48,75 triệu kilowatt và đang đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Mỹ và Pháp. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đổ hàng tỉ USD vào phát triển lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Mỹ 'phát sốt' về nguy cơ rò rỉ phóng xạ sắp xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc

Mỹ 'phát sốt' về nguy cơ rò rỉ phóng xạ sắp xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc

Mỹ cho tiến hành nhiều cuộc họp bàn về "nguy cơ rò rỉ phóng xạ sắp xảy ra" tại Nhà máy Điện Hạt nhân Đài Sơn của Trung Quốc. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !