Vì sao Hoa hậu các dân tộc Việt Nam muốn trả vương miện?

Do áp lực quá căng thẳng, nhiều bức xúc dồn lại nên tôi đã làm đơn xin từ bỏ danh hiệu và vương miện Hoa hậu các dân tộc Việt Nam.
Vì sao Hoa hậu các dân tộc Việt Nam muốn trả vương miện? - ảnh 1

Hoa hậu Triệu Thị Hà.


Trước thông tin Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam (HHCDTVN) 2011 Triệu Thị Hà làm đơn xin trả lại vương miện, để rõ hơn sự việc, chiều 20/5, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với người đẹp này tại một quán cà phê gần nơi ở trọ của cô tại quận Tân Bình, TP.HCM.

Hoa hậu Triệu Thị Hà cho biết: "Tháng 4/2013, khi cuộc thi HHCDTVN lần thứ 3 diễn ra, vì bị quá nhiều áp lực cộng với sức khỏe đang yếu, nên tôi xin Trưởng BTC là bà Đoàn Thị Kim Hồng cho tôi nghỉ một thời gian chứ không thể đồng hành cùng cuộc thi với tư cách là đương kim Hoa hậu. Bà Kim Hồng không đồng ý và nói với tôi: 'Một là tiếp tục cùng cuộc thi đang diễn ra, hai là làm đơn từ bỏ vương miện'. Do áp lực quá căng thẳng, nhiều bức xúc dồn lại nên tôi đã làm đơn xin từ bỏ danh hiệu và vương miện HHCDTVN.

Những căng thẳng, bức xúc đó là gì đã khiến chị từ bỏ danh hiệu Hoa hậu?

- Rất nhiều lý do khiến tôi viết lá đơn ấy. Cụ thể như việc bà Kim Hồng thường xuyên kêu tôi đi tiếp khách mà tôi không biết mục đích của các cuộc tiếp khách ấy là gì.

Thậm chí giữa khuya cũng gọi tôi đi tiếp khách, trong khi bảng cam kết mà tất cả các thí sinh ký với Công ty CIAT của bà Kim Hồng không hề có điều khoản nào bắt buộc chúng tôi phải đi tiếp khách như vậy.

Tôi nghĩ, làm Hoa hậu thì phải làm những việc ý nghĩa, mục đích rõ ràng nhằm góp phần tạo lợi ích cho cộng đồng và bản thân. Nhưng từ ngày trở thành Hoa hậu, tôi lại thấy mình bị lợi dụng công sức. Ví dụ tôi tham gia đi vận động các thí sinh dự thi HHCDTVN hoặc vận động tài trợ… bỏ dở việc học hành cả tuần liền, vậy mà thù lao chỉ có vài triệu đồng. Thêm nữa, tôi không được trình diễn, đóng quảng cáo… khi chưa được CIAT cho phép. Làm Hoa hậu mà tôi không biết được kế hoạch hoạt động dài hơi của mình là gì, lại ảnh hưởng rất lớn đến việc học… Tất cả khiến tôi quá chán nản.

Được biết, danh hiệu Hoa hậu 2011 của chị có kèm theo một khoảng tiền thưởng khá lớn…

- Chính xác là tôi nhận được 100 triệu đồng tiền thưởng. Tuy nhiên, tôi đã trích 30% số tiền này làm từ thiện, rồi 10% tiền thuế thu nhập cá nhân. Chưa kể tôi phải chi trả 54 triệu đồng tiền trang phục. Còn lại vài triệu đồng tôi tặng hết cho quỹ khuyến học ở nơi tôi sinh ra.

Tôi vào TP.HCM sống hơn một năm nay bỏ dở việc học ở ĐH Thái Nguyên. Tháng 12/2013, hợp đồng giữa tôi và CIAT đã chấm dứt. Tôi muốn vừa tiếp tục việc học của mình vừa tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp trong giới showbiz tại TP.HCM. Có thể tôi sẽ xin chuyển trường vào Nam. Hiện, tôi ở nhà trọ chia tiền với một người bạn mất 3 triệu đồng/tháng. Tôi trang trải chi phí sinh hoạt bằng việc dự các event.

Được trở thành Hoa hậu là mơ ước của hàng triệu cô gái, sao nghe chuyện của Hoa hậu Triệu Thị Hà cơ cực vậy?

- Bố tôi hiện bị mất sức lao động sau một tai nạn. Mẹ làm ruộng ở quê (xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng). Tôi có một em trai đang học lớp 10. Gia cảnh như vậy mà tôi chưa giúp được gì nhiều. Trước khi dự thi HHCDTVN, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng làm Hoa hậu lại khổ như vậy.

Theo Thể thao Văn hóa

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !