Vì sao Đức Tuấn khóc đến... "quên lời" trong đêm nhạc Phạm Duy?

Tối 26/7, trong đêm nhạc tưởng nhớ cố nhạc sĩ Phạm Duy, trước 1.300 khán giả ngồi kín khán phòng nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng), ca sĩ Đức Tuấn đẫm nước mắt đến nỗi quên lời ca khúc “Kỷ niệm". Vì sao?

Ca sĩ trẻ thành công nhất với nhạc Phạm Duy lại “quên lời”!

Được đánh giá có giọng ca khá đẹp, hình ảnh khá "sạch", không vướng những ồn ào của giới showbiz Việt, Đức Tuấn khá thành công với các bản "truyện ca" mà đỉnh cao là khúc bi tráng "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy (phổ thơ Hữu Loan) - kết quả của 7 năm anh gắn bó với nhạc sĩ tài danh này trong những năm cuối đời của ông. Từ đó xác lập vị trí nam ca sĩ trẻ thành công nhất với âm nhạc Phạm Duy ở giai đoạn sau này. 

Vì sao Đức Tuấn khóc đến...

Đôi mắt ca sĩ Đức Tuấn đẫm lệ khi trình bày ca khúc "Kỷ niệm" (Ảnh: HC)

Cách đây chưa lâu, tối 24/5 cũng tại nhà hát Trưng Vương, khán giả từng được chứng kiến Đức Tuấn thăng hoa khi lần đầu tiên anh tổ chức live show “Truyện ca” ở Đà Nẵng (Infonet đã đưa tin). Chính vì thế, khi xuất hiện trong đêm nhạc “Chỉ ngần ấy thôi” tối 26/7 tưởng nhớ cố nhạc sĩ Phạm Duy sau một năm rưỡi ông bước chân vào cõi vĩnh hằng, ca sĩ trẻ này đã được khán giả TP bên sông Hàn chào đón hết sức nồng nhiệt.

Đức Tuấn khởi đầu khá thuận lợi và ấn tượng qua ca khúc “Vợ chồng quê” cùng giọng opera nữ nổi tiếng Ngọc Tuyết gần đây khá thành công với các ca khúc mang âm hưởng dân ca của Phạm Duy, hay các bài đơn ca “Hoa rụng ven sông”, “Em lễ chùa này”... trong chương 1 mang chủ đề “”Tiếng sao thiên thai” của đêm nhạc “Chỉ ngần ấy thôi”.

Tuy nhiên khi mở đầu chương 3 “Mơ giấc mộng dài” với ca khúc “Kỷ niệm”, ca sĩ trẻ này đã “vấp” phải một sự cố khiến anh phải lên tiếng xin lỗi khán giả. Sau phiên khúc 1 trình bày suôn sẻ cả 6 đoạn của bài hát, Đức Tuấn bắt đầu phiên khúc 2 từ đoạn 3 và bất ngờ “quên lời” ngay ở câu đầu tiên “Cho tôi lại một mùa”. Được nhạc đệm “che khuất”, anh nhanh chóng lướt qua để hát tiếp “Mưa rơi buồn ngoại ô...”.

Vì sao Đức Tuấn khóc đến...

Dù trước đó anh đã rất hào hứng khi song ca "Vợ chồng quê"cùng giọng opera nữ nổi tiếng Ngọc Tuyết (Ảnh: HC)

Vì sao Đức Tuấn khóc đến...

hay trong các ca khúc đơn ca“Hoa rụng ven sông”, “Em lễ chùa này”... (Ảnh: HC)

Vào đoạn 4, nhiều khán giả ngạc nhiên thấy giọng ca sĩ trẻ này như lạc đi. Đến cuối đoạn, anh lại một lần nữa không hát ra lời “Cho tôi thời niên thiếu/ Cho tôi lại từ đầu”, và nhạc đệm lại “cứu” anh. Những khán giả tinh ý phát hiện khóe mắt Đức Tuần đầy lệ. Anh tiếp tục hát đoạn cuối nhưng cũng chỉ được hai câu “Cho đi lại từ đầu/Chưa đi vội về sau” và phải nhờ nhóm bè “vớt” hai câu tiếp theo “Xin đi từ thơ ấu/Đi vui và bên nhau”.

Đức Tuấn cố gắng hát tiếp, song được hai câu “Trong tim thì sôi máu/Khóe mắt có trăng sao” thì phải bỏ dở giữa chừng cho nhóm bè hoàn thành hết cả đoạn. Thậm chí đến hai câu điệp khúc trước khi kết thúc bài hát, Đức Tuấn cũng chỉ hát được “Cho đi lại...” rồi lịm hẳn ở phần còn lại “...từ đầu/Chưa đi vội về sau”. Cả khán phòng rào lên tiếng vỗ tay.

Quá nhiều kỷ niệm ùa về...

Lấy hết nỗ lực, Đức Tuấn cố gắng hoàn thành bài hát nhưng anh gần như tuyệt vọng khi những dòng nước mắt cứ trào ra, không thể nào ngăn lại được. Cả khán phòng lại rào lên những tràng vỗ tay. Sau mấy giây trấn tĩnh, Đức Tuấn cúi đầu ngỏ lời “vô cùng xin lỗi vì đã không hoàn thành tốt ca khúc vừa rồi”. Khán giả Đà Nẵng thật lạ, lại tiếp tục vỗ tay.

Vì sao Đức Tuấn khóc đến...

Đức Tuấn cố gắng kìm nén cảm xúc... (Ảnh: HC)

Vì sao Đức Tuấn khóc đến...

nhưng không ngăn được dòng nước mắt cứ trào ra! (Ảnh: HC)

Trong khi nhóm múa phụ họa chạy vào cánh gà, Đức Tuấn dừng lại trên sân khấu, lấy ống tay áo lau nước mắt rồi tâm sự: “Tất cả những ai đã có một tuổi thơ đẹp đều sẽ rất xúc động với ca khúc này. Nhưng đây là một trong những ca khúc gây cho tôi xúc động nhiều nhất. Vì đó cũng là một trong những kỷ niệm cuối cùng của tôi với Phạm Duy, là một trong những bài hát cuối cùng mà tôi hát trước khi nhạc sĩ Phạm Duy qua đời”.

Giọng Đức Tuấn nghèn nghẹn: “Có thể các ca sĩ khác, các anh các chị, cô Thái Thanh đã gắn với âm nhạc Phạm Duy hơn 80 năm, nhưng tôi có diễm phúc là 7 năm cuối đời của ông, tôi được ở bên cạnh ông rất nhiều, được nghe ông nói về những kỷ niệm của ông, về những hình ảnh có trong ca khúc “Kỷ niệm” đó. Trong những chuyến lưu diễn từ Bắc vô Nam là những buổi chiều tôi tìm đến căn nhà của ông trên đường Lê Đại Hành để nghe ông nói về các ca khúc của ông.

“Kỷ niệm” là một trong các ca khúc mà ông nói rất nhiều. Và khi Đức Tuấn trình bày lại thì được ông rất khen. Chính vì thế, tối hôm nay, khi hát lại ca khúc này, quá nhiều kỷ niệm ùa về. Một lần nữa Đức Tuấn thành thật xin lỗi đã không hoàn thành tốt bài hát của mình”. Trong tiếng vỗ tay vang dội của khán giả, Đức Tuấn hứa hẹn sẽ “đền lại cho khán giả một vài ca khúc khác sau khi đã lấy lại bình tĩnh”.

Vì sao Đức Tuấn khóc đến...

Trong khinhóm múa phụ họa chạy vào cánh gà, Đức Tuấn dừng lại trên sân khấu, lấy ống tay áo lau nước mắt (Ảnh: HC)

Thế nhưng khi hát bài tiếp theo “Tiếng đàn tôi”, dường như cơn xúc động vẫn chưa qua hẳn nên Đức Tuấn chỉ “bắt” được 3 chữ “đời lạnh lùng” rồi “quên” phần còn lại của câu đầu tiên: “Đời lạnh lùng trôi theo dòng nước mắt”. Nhưng rất may, lần này chàng ca sĩ trẻ đã nhanh chóng vượt qua để hoàn thành xuất sắc cả bài hát cùng các ca khúc sau đó như “Phượng yêu”, Tình hoài hương”, “Tình ca”.

“Khúc cầu hồn” dành tặng hương hồn Phạm Duy

MC Minh Đức nhận xét: “Đức Tuấn xin lỗi vì hát không tốt mà khán giả vỗ tay nồng nhiệt thế này thì không phải là điều lúc nào cũng có thể xảy ra”. Và anh cho biết, khán giả Đà Nẵng, đặc biệt là những khán giả có mặt trong chương trình “Chỉ ngần ấy thôi” sẽ là những người đầu tiên có album “Requiem” (Khúc cầu hồn) mới nhất của Đức Tuấn về nhạc Phạm Duy, vì album này 2 ngày nữa mới chính thức phát hành trên toàn quốc

Theo MC Minh Đức, điểm đặc biệt của album này là câu chuyện của Phạm Duy về cái chết: “Trong các nhạc sĩ Việt Nam, Phạm Duy viết khá nhiều bài hát về cái chết. Nó ám ảnh ông suốt từ lúc ông bắt đầu sáng tác cho đến khi ông chuẩn bị giã từ cuộc sống. Có sự bi quan, có cả sự lạc quan, thoải mái nhìn về cái chết. Nghe album “Requiem”, người yêu âm nhạc Phạm Duy một lần nữa cảm nhận được sự vô thường của cuộc đời cũng như sự bình thản của ông khi nhìn thấy cái điều mà tưởng rằng ai cũng sợ, nhưng khi nghe hát xong thì ta không còn thấy sợ nữa!”

Vì sao Đức Tuấn khóc đến...

MC Minh Đức động viên Đức Tuấn cố gắng lấy lại bình tĩnh... (Ảnh: HC)

Đức Tuấn cho biết thêm: “Requiem tập hợp nhiều ca khúc từ những ngày đầu tiên Phạm Duy sáng tác cho đến sau này, nói về muôn hình vạn trạng sự được, mất trong cuộc sống và cảm xúc của con người ta khi đối diện với cái chết. Từ đó tìm ra tinh thần rất lạc quan của ông khi đối mặt cõi vô thường. Đây có lẽ là đề tài dang dở cuối cùng của nhạc sĩ Phạm Duy. Trước khi qua đời, ông đang tập hợp tư liệu về những gì ông đã viết, những tư tưởng ông muốn truyền tải về đề tài này trong khối lượng tác phẩm đồ sộ của mình”.

Đức Tuấn cho biết, anh đã nghe Phạm Duy nói rất nhiều về đề tài này và anh đã đeo đuổi album “Requiem” hai năm trước khi người nhạc sĩ tài danh ấy qua đời. Nhưng khi Phạm Duy ra đi thì anh đã không đủ sức mạnh để thực hiện. Đến nay, sau một thời gian khá dài từ ngày Phạm Duy về với cõi vĩnh hằng, anh mới hoàn thành được album này (thực hiện hoàn toàn ở Đức với tiêu chuẩn quốc tế cực kỳ cao) như một món quà tưởng nhớ hương hồn cố nhạc sĩ.

HẢI CHÂU

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !