Vì sao củ tỏi là gia vị 'vàng' tăng đề kháng?

Không chỉ là gia vị giúp món ăn ngon hơn, tỏi còn được xếp vào 1 trong những gia vị 'vàng' trong căn bếp của mỗi gia đình.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy – Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3, TP.HCM cho biết tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp.
 
Trong củ tỏi chứa thành phần Sulfur dồi dào, nên tỏi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp chúng ta nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cảm lạnh.
 
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, ăn tỏi sống còn hỗ trợ rút ngắn được 70% thời gian bị cảm, 60% nguy cơ bị cảm cúm, và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.  
 
Củ tỏi tuy bé nhưng lại chứa nhiều hoạt chất rất tốt. Theo bác sĩ Thuỷ, hoạt chất quan trọng nhất trong củ tỏi đó là Allicin. Đây là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi.
 
Khi nấu ăn hay sử dụng tỏi để tận dụng được Allicin thì bạn lưu ý phải nghiền nát hoặc đập dập củ tỏi. Bởi vì trong củ tỏi sống chỉ chứa tiền thân của Allicin là Alliin. Khi nghiền nát sẽ kích thích enzym alinase hoạt động thì Allicin có trong tỏi sống mới biến thành Allicin.

Allicin trong tỏi có nhiều tác dụng như: kháng sinh, tăng cường các tế bào bạch cầu khỏe mạnh tăng sức đề kháng cơ thể, loại bỏ các độc tố trong máu như nicotine, giúp thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp.

Allicin còn giúp bảo vệ da do tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và đồng thời cản trở hoạt động của gốc tự do, ngăn ngừa mụn trứng cá và phòng ngừa các bệnh ngoài da hiệu quả.

Tuy nhiên Alicin bị phá hủy rất nhanh bởi nhiệt độ và sự oxi hóa, vì vậy hiệu quả nhất là dùng tỏi sống hoặc ngâm rượu. 

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

 
Tuy nhiên, Allicin cũng là chất tạo ra mùi nên có thể gây khó chịu và khó sử dụng đối với trẻ nhỏ, một số người mẫn cảm.
 
Sulfur: Rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu viêm, giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa cảm cúm, ngoài ra Polysulfides và những phân tử lưu huỳnh có trong tỏi có thể làm giãn cơ trơn, đồng thời kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu và giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. 
 
Ajioene: Được nghiên cứu là có tính chất tương tự như Aspirin giúp hạn chế hình thành huyết khối, chống kết tập tiểu cầu, hạn chế hình thành mảng xơ vữa trên thành mạch máu, phòng ngừa bệnh lý tim mạch hiệu quả. Khi ăn tỏi thường xuyên, quá trình lão hóa của động mạch chủ có thể được làm chậm lại. 
 
Germanium và Selen: Trong tỏi chứa hàm lượng cao Germanium và Selen những hoạt chất có khả năng chống lại nguy cơ đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị một số loại ung thư, đặt biệt là nhóm ung thư đường tiêu hóa như ung thư vòm họng, dạ dày, thực quản, gan hoặc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang.
 
Vitamin B, C, Sắt, Magie, Canxi, Kali, Mangan, Photpho và một số chất chống oxy hóa: Giúp ngăn ngừa hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Những người thường xuyên ăn tỏi sẽ có khả năng hấp thụ Canxi tốt hơn và từ đó xương cũng chắc khỏe hơn.

Phụ nữ ăn nhiều tỏi sẽ giúp tăng cường nội tiết tố Estrogen và làm chậm quá trình loãng xương. Những người mắc bệnh về xương khớp, ăn tỏi sẽ thấy những triệu chứng đau nhức xương giảm rõ rệt. 
 
Một số công dụng khác đang nghiên cứu thêm: Do tỏi giúp chống lại quá trình lão hóa, giảm cholesterol vì thế rất hiệu quả trong việc phòng ngừa những bệnh về thần kinh liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là bệnh suy giảm trí nhớ người già Alzheimer.

Ngoài ra, thai phụ ăn tỏi cũng giúp giảm nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa khi muốn sử dụng.

Đối với nam giới, các hợp chất trong tỏi có thể tạo ra loại enzymes có tên gọi là Nitric oxide synthase giúp hỗ trợ sinh lý nam. 

BS Thuỷ lưu ý khi sử dụng tỏi nếu dùng nhiều và dài ngày gây hơi thở hôi, mùi cơ thể, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau cơ, chóng mặt, ra mồ hôi nhiều, dị ứng (khởi phát cơn hen hoặc da nổi mụn, kích ứng da trầm trọng) và tăng nguy cơ chảy máu (trên cơ địa dễ chảy máu, bệnh nguy cơ).

Những người suy kiệt, trẻ em dưới 6 tuổi nên thận trọng khi dùng tỏi, các chế phẩm từ tỏi. Người có huyết áp thấp cũng hạn chế vì tỏi có thể làm hạ huyết áp trên những người bị tăng huyết áp, nên thận trọng khi dùng vì có thể gây hạ áp quá mức.

Khánh Chi  

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Đang cập nhật dữ liệu !