Vì sao Châu Phi cam kết chi hàng tỉ USD để cứu hành tinh?
Theo Bloomberg, châu Phi sẽ phải chi hàng tỉ USD cho các nhà máy lọc dầu để giảm lượng khí thải độc hại.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, châu Phi chiếm khoảng 2% lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới. Con số này sẽ tăng lên 4,5% vào năm 2040. Báo cáo năm 2019 của cơ quan này cho hay, tổng mức tiêu thụ năng lượng ở châu Phi sẽ tăng gấp đôi mức trung bình toàn cầu khi dân số và nền kinh tế phát triển.
Ông Anibor Kragha, Thư ký Hiệp hội các nhà lọc dầu và phân phối châu Phi (ARDA) tin rằng, chính phủ châu lục này nên tập trung vào việc giảm mức lưu huỳnh trong các sản phẩm dầu mỏ vì việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch ở châu Phi sẽ tăng nhanh trong những thập kỷ tới ngay cả khi nguồn cung năng lượng sạch mở rộng.
Châu Phi cam kết chi hàng tỉ USD để cứu hành tinh. (Ảnh: Reuters) |
Theo ông Kragha, việc chuyển đổi châu Phi từ dầu khí sang các nguồn năng lượng tái tạo như đang diễn ra ở các nước phát triển vẫn chưa thể thực hiện được. “Châu Phi cần một lộ trình chuyển đổi năng lượng”, ông Kragha nói.
Chính phủ ở các quốc gia giàu có đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về việc chuyển đổi nhanh chóng sang năng lượng tái tạo để giảm lượng khí thải carbon dioxide, nhiều quốc gia và công ty đưa ra cam kết đạt được lộ trình tiến tới cân bằng năng nượng (Net-Zero) vào năm 2050.
Một số biện pháp được lên kế hoạch trên khắp lục địa nhằm hạn chế tỉ lệ khối lượng lưu huỳnh trong xăng và dầu diesel vào năm 2030. Các biện pháp này ước tính trị giá khoảng 15,7 tỉ USD.
Hiện có hơn 40 nhà máy ở Châu Phi có thể sản xuất trên 3,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Người giàu nhất lục địa, ông Aliko Dangote người Nigeria, đang xây dựng một nhà máy khổng lồ tại đây có khả năng sản xuất 650.000 thùng/ngày.
Nhu cầu dầu khí và khí đốt ở châu Phi dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên ít nhất 7 triệu thùng/ngày và 317 tỉ m3 vào năm 2040, ngay cả khi IEA dự đoán thị phần năng lượng tái tạo sẽ tăng gấp 10 lần.
“Ưu tiên trước mắt của ARDA là tạo điều kiện cho châu Phi chuyển sang các sản phẩm dầu mỏ “sạch hơn””, ông Kragha nói thêm.
Hiệp hội đang làm việc với Liên minh châu Phi để đưa ra các biện pháp hài hòa trên khắp lục địa nhằm giới hạn lượng lưu huỳnh trong xăng và dầu diesel ở mức 10 phần triệu vào năm 2030. Điều đó sẽ phù hợp với các giới hạn hiện có ở các nền kinh tế lớn bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ.
Khoảnh khắc khó tin: Vận động viên Nga lập kỷ lục kéo máy bay ‘siêu khủng’
RIA đưa tin, vận động viên cử tạ đến từ Krasnoyarsk (Siberi), Innokenty Veselov đã di chuyển chiếc máy bay Boeing 737-800 nặng 65 tấn khỏi vị trí và lập kỷ lục của Nga.
Thanh Bình (lược dịch)